Nhịn hắt hơi có thể gây tử vong?
Một vài lần bạn cảm thấy ngại ngùng khi muốn hắt hơi. Vì vậy, giải pháp là an toàn là cố gắng nhịn, kìm nén không hắt hơi? Khi bạn nhịn hắt hơi, không khí và áp lực có thể đi lên ống Eustachian của bạn - những đường nhỏ nối liền cổ họng của bạn với tai giữa và làm cho màng nhĩ vỡ.
Nhịn hắt hơi có thể gây tử vong?
Khi bạn nhịn hắt hơi, không khí và áp lực có thể đi lên ống Eustachian của bạn - những đường nhỏ nối liền cổ họng của bạn với tai giữa và làm cho màng nhĩ vỡ.
Thật tồi tệ khi đang ở nơi công cộng như thang máy, ở những nơi yên tĩnh như rạp chiếu phim hay ngay khi đang chuẩn bị cho một nụ hôn thì bạn lại muốn hắt hơi.
Một vài lần bạn cảm thấy ngại ngùng khi muốn hắt hơi. Vì vậy, giải pháp là an toàn là cố gắng nhịn, kìm nén không hắt hơi?
Sau đây là nhận định của các huyên gia về phản ứng hắt hơi của cơ thể và điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn nếu bạn cố tình nhịn.
Tại sao chúng ta hắt hơi?
Hắt hơi là phản xạ sinh lý phức tạp. Nó xảy ra khi bạn hít phải chất gây kích ứng hay hạt, đi qua lỗ mũi của bạn vào lớp bên trong mũi.
Điều này kích hoạt sự giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh), kích thích các tế bào thần kinh trong lớp mũi của bạn di chuyển từ dây thần kinh sinh ba của bạn, cung cấp cảm giác cho khuôn mặt của bạn - đến não của bạn.
Bác sĩ Dale Amanda Tylor - Chuyên khoa tai mũi họng tại ENT Associates of Santa Barbara giải thích: Tắc nghẽn mũi hoặc dị ứng cũng có thể gây ra sự giải phóng histamine.
Khi não của bạn nhận được tín hiệu, nó kích hoạt cơ cổ họng của bạn, và tác động tới phổi của bạn để giải phóng một lượng không khí mạnh thông qua các đường thở của bạn.
Sự phóng thích không khí này xảy ra để đẩy các hạt kích thích ra khỏi mũi của bạn.
Erich Voigt - Giáo sư phụ khoa lâm sàng của khoa tai mũi họng tại NYU Langone Health, cho biết: "Hắt hơi mạnh mẽ đến nỗi dịch từ cơn hắt hơi của bạn có thể lan tỏa ra cả căn phòng và bay xa từ sáu đến tám mét.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hắt hơi?
ông Voigt cho biết: "Nếu bạn giữ miệng hoặc mũi khép lại, áp lực sẽ tạo ra trở lại vào đầu (xoang), khoang mũi, hoặc xuống cổ họng trở lại vào ngực.
Chống lại cơn hắt hơi bằng cách giữ mũi hoặc miệng dẫn đến mức tăng áp lực đáng chú ý, khoảng từ 5 đến 24 lần trong thời gian hắt hơi bình thường".
Tuy nhiên, hắt hơi xảy ra rất nhanh, do đó áp lực tăng nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là nó không thể có hại.
Những ảnh hưởng sức khoẻ của việc hắt hơi là gì?
Áp lực bị kẹt lại có thể là lý do khiến việc hắt hơi có thể nguy hiểm, ông nói.
Trước tiên, tai của bạn có thể bị tổn thương. Khi bạn bị hắt hơi, không khí và áp lực có thể đi lên vòi nhĩ của bạn - những đường nhỏ nối liền cổ họng của bạn với tai giữa và làm cho màng nhĩ vỡ ra.
"Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó sẽ dẫn đến vỡ các cấu trúc nhỏ của tai trong gây ra mất thính giác vĩnh viễn" Sedaghat nói.
Bác sĩ Tyler chia sẻ, áp lực hắt hơi có thể gây ra vỡ mạch máu nhỏ trong mắt, mũi hoặc màng nhĩ, nhưng hiếm khi xảy ra.
Trường hợp khi bị hắt hơi có thể gây vỡ phình mạch cũng rất hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, tình trạng mà một phần bức tường động mạch yếu, gây phình ra.
"Phình mạch, một phần yếu của (mạch máu trong não) có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, hoặc không bao giờ vỡ ra - nhưng một sự thay đổi đột ngột áp lực nội sọ có thể khiến nó vỡ ra", bác sĩ Tylor giải thích.
Giáo sư Voigt cho biết thêm, những người có nguy cơ nghiêm trọng nhất thường có tình trạng sức khoẻ không tốt như các mạch máu bất thường, hoặc đã từng bị xoang gần đây, phẫu thuật mạch máu hoặc não, chấn thương đầu, cổ hoặc ngực của một số loại.
Chức năng của sự hắt hơi là để cho phép phóng thích áp suất. Nếu bạn giữ nó vào trong, không chỉ là bạn không cho phép cơ thể của bạn để làm công việc của nó, giải phóng những chất kích thích mũi, đồng thời bạn cũng bắt cơ thể bạn phải chịu đựng áp lực đó.
Tuy nhiên, nếu rơi vào thời điểm khi bạn thực sự không muốn hắt hơi, bạn có thể cố gắng kích thích các dây thần kinh cảm giác khác của bạn, có thể giúp ngăn phản xạ hắt hơi của bạn, bác sĩ Tylor chia sẻ. Bằng cách ngăn chặn nó ở bước đó, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào.
"Đôi khi bạn có thể ngăn chặn nó bằng cách thổi mũi, hoặc nhấn vào vùng môi ngay dưới mũi, hoặc chà mũi", bác sĩ Taylor cho biết.
Và nếu bạn hắt hơi, hãy đảm bảo bạn tuân theo nguyên tắc tránh lây lan vi trùng. Bác sĩ Tylor chia sẻ: "Hắt hơi thì lấy tay che, đó cách mà hầu hết chúng ta được dạy từ khi còn là những đứa trẻ nhưng bây giờ nhiều người đã quên mất điều đó".
Theo Giáo Dục Việt Nam
Xem thêm:
- 6 nguyên nhân khiến bạn bị hắt hơi, chứ không phải vì có ai đó đang 'nói xấu'
- Bị hắt hơi sổ mũi liên tục là bệnh gì?