Nhịn đói thường xuyên dễ gây viêm túi mật

Viêm túi mật là bệnh lý thường gặp nhưng đa phần mọi người thường chủ quan do nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Bệnh nhân bị viêm túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Nhịn đói thường xuyên dễ gây viêm túi mật Nhịn đói thường xuyên dễ gây viêm túi mật

Viêm túi mật là gì?

Viêm túi mật là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng túi mật. Túi mật là túi nhỏ nằm dưới gan, chứa mật do gan tạo ra, có chức năng tiết mật vào ruột khi thức ăn được đưa vào. Mật sẽ giúp hòa tan chất béo trong thức ăn. Nguyên nhân gây viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Nếu không được phát hiện và kịp thời chữa trị, viêm túi mật có thể gây ra nhiễm trùng và thủng túi mật.

Triệu chứng thường gặp của viêm túi mật

vicare.vn-nhin-doi-thuong-xuyen-de-gay-viem-tui-mat-body-1

Khi bị viêm túi mật, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ở phía bên phải (vị trí túi mật), gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Bệnh cũng có những biểu hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của viêm túi mật:

  • Đau quặn thắt vùng hạ sườn phải.
  • Đau lan lên đến ngực, lưng, vai phải.
  • Đau hơn khi hít vào, khi di chuyển hoặc khi đè trên vùng bụng trên bên phải.
  • Ợ hơi, buồn nôn, nôn sau bữa ăn có nhiều chất béo.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Phân nhạt màu
  • Ngứa da nếu ống mật chủ bị tắc do sỏi.
  • Sốt và ớn lạnh.

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Nguyên nhân chính của viêm túi mật là do sỏi mật. Tuy nhiên, bệnh không có nghĩa là bị sỏi mật mà có thể xảy ra do rối loạn chức năng của túi mật, gây sản sinh hoặc dự trữ quá nhiều mật. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh do nhiễm khuẩn, tiểu đường.

Những người dễ mắc phải viêm túi mật

Viêm túi mật có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những người lớn tuổi, nữ giới sẽ bị nhiều hơn nam giới do sự thay đổi của hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng sản xuất sỏi. Estrogen có thể khiến lượng cholesterol tăng lên trong mật và progesterone làm chậm quá trình làm rỗng túi mật. Những trường hợp viêm túi mật không phải do sỏi mật, bệnh sẽ thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Ngoài ra, những người có các yếu tố sau cũng dễ mắc bệnh:

  • Béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo: Những người này thường có lượng cholesterol trong máu cao, gây ra sự bão hòa cholesterol trong dịch mật, ứ đọng mật và tạo sỏi.
  • Nhịn đói thường xuyên: Nếu thường xuyên nhịn đói, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol trong mật tiết ra dễ hình thành nên sỏi mật gây viêm túi mật.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc viêm túi mật cao hơn do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone.

Những phương pháp điều trị bệnh

vicare.vn-nhin-doi-thuong-xuyen-de-gay-viem-tui-mat-body-2

Để điều trị bệnh, các bác sĩ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Phương pháp thường được sử dụng nhất đó là cắt túi mật nội soi. Phương pháp này cho phép bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn và sớm xuất viện. Các bác sĩ sẽ rạch bốn lỗ nhỏ ở bụng, sau đó đưa dụng cụ xuyên qua những đường rạch này để cắt bỏ túi mật.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ cần phải tiến hành mổ mở. Phương pháp này đòi hỏi thời gian nằm viện dài hơn.

Việc cắt bỏ túi mật không hề ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải chứng khó tiêu mỗi khi ăn nhiều chất béo trong khoảng 6 đến 12 tháng sau phẫu thuật. Nhưng tình trạng sẽ tự hết qua thời gian.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi những thói quen sinh hoạt để giúp cho bệnh hạn chế tiến triển xấu hơn. Viêm túi mật có thể được hạn chế nếu như người bệnh thực hiện chế độ ăn uống như sau: giảm khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo, bổ sung thêm chất xơ trong các bữa ăn. Thêm vào đó, bạn nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng.

Nếu đã hoặc đang điều trị viêm túi mật, hãy nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám theo đúng lịch hẹn để có thể kiểm soát được những những biến chứng nếu có.

Xem thêm:

  • Ngô trị bệnh cao huyết áp và viêm túi mật
  • Triệu chứng ung thư túi mật