Nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?

Nhiệt miệng là một hiện tượng viêm loét niêm mạc miệng, gây nên đau nhức mệt mỏi, chán ăn, thường gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, vậy khi nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?

Nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì? Nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?

Nhiệt miệng là một hiện tượng viêm loét niêm mạc miệng, gây nên đau nhức mệt mỏi, chán ăn, thường gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, vậy khi nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân bà bầu bị nhiệt miệng

Chứng nhiệt miệng hay lở miệng ở bà bầu là tình trạng mà vùng niêm mạc miệng bị viêm loét gây ra đau và khó khăn ở trong quá trình ăn uống. Các vết loét bắt đầu mọc trong niêm mạc miệng sau đó bội nhiễm gây ra loét, tạo thành vết nông ở trên niêm mạc.

Nguyên nhân chủ yếu là do thời kỳ mang thai, bà bầu có xu hướng ăn đa dạng những loại thực phẩm chứa chất béo...khiến cho cơ thể hấp thu nhiều chất béo, chất đạm và các dưỡng chất khác. Hệ tiêu hóa lúc này sẽ phải chịu nhiều tác động khiến cho cơ thể tích tụ nhiệt gây nên hiện tượng nóng trong người. Bên cạnh đó, hiện tượng căng thẳng thần kinh và thói quen ăn cay nóng, hệ miễn dịch suy giảm cũng là những nguyên nhân khiến bà bầu bị mắc chứng nhiệt miệng.

vicare.vn-nhiet-mieng-khi-moi-mang-thai-me-nen-lam-gi-body-1

Triệu chứng nhiệt miệng ở bà bầu

Triệu chứng nhiệt miệng ở bà bầu thường xuất hiện ở ba dạng chủ yếu:

  • Nhiệt miệng thông thường: Hiện tượng này thường được gặp ở nhiều bà bầu bị nóng ở trong người. Vết lở miệng của mẹ bầu xuất hiện ở lưỡi và ở sàn miệng với kích thước 2 – 8mm.
  • Nhiệt miệng sâu: Vết loét vùng niêm mạc lớn và sâu hơn so với đường kính trên 10mm. Bà bầu bị nhiệt miệng sâu cần phải mất thời gian dài chữa trị.
  • Nhiệt miệng Herpetiform: Đây là dạng áp tơ nhiệt và thường rất ít gặp. Khi bà bầu bị nhiệt miệng ở loại này, vết thương có kích thước 1 – 3mm và tập trung thành đám và sẽ để lại vết sẹo sau khi lành.

Nhiệt miệng khi mới mang thai mẹ nên làm gì?

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát trùng nhẹ giúp làm tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn xuất hiện ở vết loét. Bà bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha muối ăn cùng với nước để súc miệng tại nhà. Hãy kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày trong vòng 4 ngày kết hợp cùng với chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau quả và trái cây, bà bầu sẽ giảm được tình trạng bị lở miệng.

vicare.vn-nhiet-mieng-khi-moi-mang-thai-me-nen-lam-gi-body-2
  • Dùng mật ong để trị nhiệt miệng

Mật ong có tính kháng khuẩn không chỉ giúp cho bà bầu trị cảm lạnh mà còn giúp trị hiệu quả chứng lở miệng khi bị nóng ở trong người. Khi có dấu hiệu lở miệng, bà bầu hãy pha một chút mật ong cùng nước ấm với tỷ lệ 3:1. Sau đó dùng tăm bông thấm vào dung dịch mật ong vào vết loét, giữ yên trong khoảng vài phút để các tinh chất thấm vào một cách từ từ.

  • Ăn sữa chua

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày. Các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp làm cho lành vết loét và giảm đau cực kỳ hiệu quả.

vicare.vn-nhiet-mieng-khi-moi-mang-thai-me-nen-lam-gi-body-3
  • Ngậm nước khế

Bà bầu bị nhiệt miệng cũng có thể dùng khoảng 2 – 3 quả khế tươi rửa sạch, giã nát. Tiếp đến, bạn cho khế vào nồi, thêm nước ngang mặt rồi đem đun sôi, để nguội. Dùng nước khế ngậm và nuốt từ từ 4 đến 6 lần trong ngày. Theo nghiên cứu, khế chua có tác dụng giúp trị nhiệt miệng cho bà bầu nhanh chóng hơn so với khế ngọt.

  • Giấm táo

Bà bầu có cũng có thể sử dụng dấm táo để trị nhiệt miệng bằng cách pha với nước ấm với tỷ lệ 1:1 rồi súc miệng hàng ngày. Thành phần axit acetic bên trong giấm táo có tác dụng giúp diệt khuẩn và tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển. Giấm táo được xem là một loại kháng sinh tự nhiên đối với các bà bầu mắc chứng nhiệt miệng.

  • Ngậm nước chanh muối hàng ngày

Ngậm nước chanh muối hàng ngày có tác dụng giúp diệt khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa được sự lan rộng của vết loét do nhiệt miệng

  • Uống nước râu ngô

Sử dụng râu ngô đun nước uống sẽ làm mát cơ thể và giúp cho các vết nhiệt nhanh lành.

Xem thêm:

  • Cách điều trị nhiệt miệng cho bà bầu không cần phải dùng thuốc
  • Bạn đã biết chữa nhiệt miệng bằng các thực phẩm thiên nhiên này chưa?
  • Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía bạn đã biết chưa?