Nhiễm virus HPV dễ mắc ung thư miệng

Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư khoang miệng hàng năm khoảng 11/100.000 dân, trong đó bệnh ở nam giới gấp đôi nữ giới. Ung thư miệng là bệnh gì, có nguy hiểm và có chữa được không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nhiễm virus HPV dễ mắc ung thư miệng Nhiễm virus HPV dễ mắc ung thư miệng

Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư khoang miệng hàng năm khoảng 11/100.000 dân, trong đó bệnh ở nam giới gấp đôi nữ giới. Ung thư miệng là bệnh gì, có nguy hiểm và có chữa được không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là loại u ác tính xuất hiện ở vị trí bất kỳ trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm miệng và sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất.

Ung thư miệng có nguy hiểm và có điều trị được không ?

Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tỷ lệ thành công ở mỗi ca, tuy nhiên đa số người bệnh thường chủ quan với dấu hiệu ban đầu của bệnh, khi phát hiện thì đã vào giai đoạn nặng của bệnh. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng, trong cả sinh hoạt ăn uống hằng ngày hay giao tiếp với người khác, những dấu hiệu chỉ điểm mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn phát hiện sớm ung thư khoang miệng như:

  • Có đốm khác màu xuất hiện trong khoang miệng hoặc họng: các đốm này thường là màu trắng hoặc đỏ, còn gọi là vết loét, nếu vết loét không mất đi trong vòng 2 tuần thì bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
  • U nhỏ trong khoang miệng, niêm mạc dày lên, chuyển sang thô hoặc xơ cứng, xuất hiện niêm mạc trắng hay ban đỏ, bệnh nhân khó chịu.
  • Sưng hạch: ung thư hạch thường sẽ di căn đến vùng hạch cổ, dó đó nếu có dấu hiệu vùng hạch cổ đột ngột sưng to, cần can thiệp cận lâm sàng để kiểm tra.
  • Tính linh hoạt của lưỡi: khi mắc bệnh, hoạt động của lưỡi thường bị hạn chế, một bên lưỡi có thể mất cảm giác, khó khăn trong ăn uống, hạn chế giao tiếp, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, chất lượng giọng nói cũng sẽ thay đổi ích nhiều.
  • Cảm giác đau xâm lấn, lan rộng đến tai và khoang mũi họng.
  • Hôi miệng hay có hiện tượng ăn mòn xung quanh răng lợi, mất cảm giác bên trong khoang miệng.
vicare.vn-nhiem-virus-hpv-de-mac-ung-thu-mieng-body-1

Đa số ung thư khoang miệng giai đoạn đầu sẽ ít có triệu chứng đau, thường bị nhầm lẫn với bệnh khác ở miệng (viêm/loét, nhiệt miền,...) Vì vậy, biết cách phân biệt nhiệt miệng với ung thư khoang miệng là hết sức quan trọng trong việc phát hiện ung thư giai đoạn đầu.

Các nốt nhiệt miệng cũng gây đau, nhưng lại lành tính, có nghĩa là không có khả năng phát triển thành ung thư. Trong khi một vết lở loét trong ung thư miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa.Vết loét trong ung thư là sự phát triển của các tế bào bất thường, chúng có hình dạng bằng phẳng.

Trong khi nốt nhiệt miệng thường thường bị lõm ở giữa, vùng giữa của nốt nhiệt miệng có thể có màu trắng, xám hoặc vàng, rìa vết loét màu đỏ. Nhiệt miệng thường sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, còn vết loét trong ung thư sẽ tiến triển tiếp tục sau đó.

Ung thư miệng thường xảy ra trên đối tượng nào?

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân cụ thể của bệnh nhưng một số yếu tố sau thường được đề cập đến bệnh:

  • Nam giới trên 45 tuổi, đặc biệt là người có sử dụng rượu bia, hút thuốc lá là đối tượng nguy cơ cao nhất. Ngoài ra người có thói quen ăn trầu, vệ sinh răng miệng không hợp lý....gây tổn thương cơ học miệng, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Nhiễm virus HPV: khoảng 70% số ca bệnh có liên quan đến virus này.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: những tia nắng có năng lượng cao, đặc biệt trong khoảng 10h - 16h có thể làm bỏng miệng, kích thích quá trình đột biến gene, gây ung thư.
  • Một số nghiên cứu cho thấy quan hệ tình dục bằng miệng, cũng tăng nguy cơ gây bệnh
vicare.vn-nhiem-virus-hpv-de-mac-ung-thu-mieng-body-2

Điều trị ung thư miệng

Khi chẩn đoán mắc bệnh, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, tuổi tác sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp: phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được chỉ định nhất, áp dụng cho ung thư miệng giai đoạn đầu, tiếp theo là xạ trị, dùng chùm tia năng lượng cao để diệt tế bào ung thư còn lại và tránh tái phát, hoặc sử dụng hóa chất để diệt tế bào bệnh

Nói chung, điều trị ung thư miệng dù là giai đoạn đầu hay cuối đều ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn, tốt nhất là mỗi người nên biết và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này:

  • Nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày (2 lần/ ngày), dùng bàn chải thích hợp, không dùng lực quá mạnh để chải răng, dùng chỉ nha khoa là sạch kẽ răng
  • Không hút thuốc và hạn chế tối đa rượu bia, bỏ thói quen ăn trầu.
  • Tiêm vaccine phòng HPV
  • Sử dụng kem chống nắng, tránh tác động xấu của tia nắng cường độ cao
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có tác dụng phòng ung thư: rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa
  • Chủ động tầm soát, thường xuyên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra định kỳ.

Xem thêm:

  • Ung thư khoang miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường
  • Quan hệ bằng miệng có nguy cơ gây ung thư vòm họng
  • Ung thư biểu mô khoang miệng xuất phát từ những nguyên nhân nào?