Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua những đường nào?

Chắc nhiều bạn đã từng đặt ra câu hỏi vi khuẩn Hp là gì? Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào? Những thắc mắc về nhiễm vi khuẩn Hp này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua những đường nào? Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua những đường nào?

Vi khuẩn Hp là gì? Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào? Những thắc mắc về nhiễm vi khuẩn Hp này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nhiễm vi khuẩn Hp có lây không và nếu lây thì lây qua đường nào, chúng ta sẽ tìm hiểu xem vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh ở niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp tiết ra các men và độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng gây viêm loét cấp tính và mãn tính.

vicare.vn-nhiem-vi-khuan-hp-co-lay-khong-neu-co-thi-lay-qua-nhung-duong-nao-body-1

Loại vi khuẩn này có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển cũng như gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày và u lympho. Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng liên quan đến các bệnh như thiếu máu thiếu sắt hay xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cũng như gia tăng dị ứng.

2. Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào?

Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không và nếu có thì lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều bạn. Câu trả lời cho bạn là vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm và có nhiều con đường đường lây nhiễm vi khuẩn Hp bao gồm:

Đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn Hp có trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.

vicare.vn-nhiem-vi-khuan-hp-co-lay-khong-neu-co-thi-lay-qua-nhung-duong-nao-body-2
4 con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

Đường Phân – Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.

Dạ dày – Miệng : Khi có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì lúc bị trào ngược hay ợ chua có thể đẩy vi khuẩn Hp lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

Dạ dày – Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch thì vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.

3. Ai cần xét nghiệm vi khuẩn Hp

Bên cạnh thắc mắc nhiễm vi khuẩn Hp có lây không và vi khuẩn Hp lây qua đường nào thì một câu hỏi khác cũng được đặt ra là những ai cần xét nghiệm vi khuẩn Hp?

Các trường hợp bị loét hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng và u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa cũng như đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua đường nội soi cần xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn Hp không.

Ngoài ra, những người bị khó tiêu cũng như nhóm người phải sử dụng thuốc NSAIDs hay aspirin trong thời gian dài cũng nên xét nghiệm Hp.

Bên cạnh đó, những trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân hay xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, người trong gia đình có trẻ bị bệnh do vi khuẩn Hp thì cũng nên kiểm tra Hp để có thể sớm phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Khỏi đau dạ dày do vi khuẩn Hp sau hơn 10 lần tới viện
  • Thoát khỏi bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp sau nhiều năm điều trị
  • Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?