Nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sau khi sinh từ 7 -10 ngày rốn của trẻ sẽ khô và tự rụng. Muốn được như vậy mẹ cần phải chăm sóc thật tốt, cẩn thận. Một số trẻ bị nhiễm trùng rốn, chảy dịch, bé quấy khóc. Vậy nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không? Nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng rốn?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, có khoảng 99% trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn là do chăm sóc không đúng cách.

Nhiễm trùng rốn có thể khu trú hoặc lan rộng, làm mất ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng xung huyết sẽ lan rộng ra phần thành bụng kèm theo dấu hiệu phù nề, rỉ dịch hôi hoặc có mủ.

Tác nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do các loại vi khuẩn tụ cầu vàng từ ngoài da vào trong rốn, vi trùng Ram (-) từ đường ruột thông qua phân gây nhiễm trùng lên vùng rốn, do vi trùng uốn ván từ các dụng cụ cắt rốn không được vô trùng sạch sẽ.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ em:

  • Do cha mẹ thiếu kiến thức trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Do áp dụng một số phương pháp dân gian là bôi hoặc đắp lá, rắc phấn rốn hoặc dùng một số chất lạ thoa lên rốn của trẻ sơ sinh.
  • Một số mẹ do tâm lí sợ trẻ đau nên không dám vệ sinh rốn sạch sẽ
  • Rốn bị nhiễm trùng có thể là do dụng cụ cắt rốn không được vô trùng sạch sẽ
  • Do băng rốn quá kín, gây nhiễm trùng, băng rốn quá kín sẽ tạo điều kiện để vi trùng phát triển, rốn bị sưng tấy và chảy mủ.
  • Một số mẹ thấy rốn của trẻ sắp rụng, chỉ còn dính một phần nhỏ nên đã tự ý giật hoặc cậy bỏ. Điều này sẽ gây tổn thương, vô tình khiến trẻ bị nhiễm trùng rốn.

Vì những nguyên nhân này khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn thậm chí là uốn ván rốn, cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

HoiBenh.vn-nhiem-trung-ron-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-2
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong

Nhận biết nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Có hai dấu hiệu điển hình nhất để các bậc cha mẹ phát hiện nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh:

  • Tại chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ, sưng tấy
  • Vùng rốn của trẻ chảy dịch hoặc mủ có mùi hôi
  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút), bé bị vàng da...
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú

Nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, rốn là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau của người mẹ đến thai nhi, dây rốn cũng sẽ được nối thẳng vào gan trẻ.

  • Vì vậy, khi rốn bị nhiễm trùng thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng gan rất nhanh, thậm chí có thể đi vào đường máu, gây ra nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao khoảng (40 – 80% ).
  • Ngoài ra nếu nhiễm trùng rốn xảy ra ở trẻ sinh non, bé nhẹ cân thì khả năng dẫn đến bệnh uốn ván rất cao.
HoiBenh.vn-nhiem-trung-ron-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-3
Khả năng dẫn đến bệnh uốn ván

Phát hiện trẻ bị nhiễm trùng rốn, mẹ cần làm gì?

Khi cha mẹ phát hiện rốn của trẻ sơ sinh có hiện tượng sưng đỏ, tấy, có tiết dịch hôi thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ khám ngay.

Các bác sĩ sẽ lấy dịch mủ rốn để làm xét nghiệm, xác định loại vi trùng, vi khuẩn gây ra nhiễm trùng rốn cho trẻ. Sau khi đã đánh giá được mức độ nhiễm trùng sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 3 mức nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Chân rốn của trẻ sơ sinh có hiện tượng sưng, đỏ
  • Mức độ trung bình: Tại chân rốn diễn ra sưng đỏ, sau đó lan ra xung quanh với đường kính dưới 2cm. Cùng với đó là các triệu chứng, sốt, vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Mức độ nặng: Hiện tượng sưng, đỏ lan rộng quá 2cm và có dấu hiệu hoại tử xuống lớp cơ dưới da của trẻ. Đi kèm đó là hiện tượng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.

Tùy vào mức độ nhiễm trùng cuống rốn nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể:

  • Mức độ nhẹ thường sẽ chỉ định uống kháng sinh dành cho trẻ nhỏ kết hợp với vệ sinh vùng rốn tại chỗ bằng dung dịch cồn 70%
  • Mức độ trung bình: Trẻ buộc phải nhập viện, bác sĩ theo dõi điều trị bằng cách tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian điều trị khoảng 1 tuần.
  • Mức độ nặng, điều trị khá phức tạp, bác sĩ không chỉ dùng kháng sinh mà còn phải kết hợp điều trị triệu chứng của bệnh lý đi kèm. Vì thế thời gian điều trị nhiễm trùng rốn phải kéo dài trên 2 tuần.
HoiBenh.vn-nhiem-trung-ron-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-4
Tùy vào mức độ nhiễm trùng cuống rốn nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể

Hướng dẫn chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh đúng cách

Có không ít mẹ bôi thuốc đỏ, cồn hoặc I ốt, phấn rôm vào vùng rốn của trẻ vì nghĩ rằng làm như vậy rốn trẻ mau khô hơn. Nhưng thực tế cách làm trên là phản khoa học, dễ khiến rốn trẻ bị nhiễm trùng.

  • Tốt nhất các mẹ nên áp dụng phương pháp chăm sóc rốn khô. Tức là sau khi trẻ chào đời, bác sĩ tiến hành kẹp rốn trẻ, rốn bắt đầu khô, sẽ tháo kẹp và để hở hoàn toàn. Sẽ không bôi bất cứ loại thuốc hoặc dung dịch nào vào rốn của trẻ.
  • Muốn rốn của trẻ sơ sinh nhanh rụng thì rốn trẻ phải khô và phải để hở tiếp xúc với không khí. Vì thế nếu cha mẹ bôi hoặc đắp bất cứ dung dịch nào lên sẽ khiến rốn trẻ lâu rụng hơn và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Đừng nghĩ rằng việc băng kín rốn của trẻ sơ sinh sẽ tránh được vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Thực tế băng kín rốn của trẻ sẽ khiến rốn bí hơn, ẩm ướt, không bốc hơi và nhiễm trùng.
  • Không thoa cồn lên rốn của trẻ, thành phần trong cồn sẽ làm ức chế các đại thực bào cảm trở quá trình rụng rốn.
  • Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, các mẹ nhất định phải giữ vệ sinh bàn tay, để không biến tay trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ.
  • Luôn giữ cho rốn trẻ được sạch sẽ và khô ráo bằng cách quấn tã dưới phần rốn của trẻ. Không đặt trẻ sơ sinh vào chậu nước tắm khi rốn còn “tươi”.

Mong rằng những chia sẻ về nhiễm trùng rốn ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn vấn đề này. Chăm con tốt, nuôi con khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
  • Triệu chứng rụng rốn không khô có dịch và hạt có nguy hiểm?
  • Những chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn