Nhiễm trùng máu nghĩa là gì? Có gây biến chứng hay không?
Nhiễm trùng máu không được xem là một loại bệnh lý, nhưng lại là tình trạng gây ra cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy kịch cho sức khỏe và thậm chí là tử vong. Vậy thì cụ thể hơn, nhiễm trùng máu có nghĩa là gì và những biến chứng nguy hiểm nào có liên quan đến tình trạng này? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Nhiễm trùng máu nghĩa là gì? Có gây biến chứng hay không?
Nhiễm trùng máu không được xem là một loại bệnh lý, nhưng lại là tình trạng gây ra cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy kịch cho sức khỏe và thậm chí là tử vong. Vậy thì cụ thể hơn, nhiễm trùng máu có nghĩa là gì và những biến chứng nguy hiểm nào có liên quan đến tình trạng này? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu về nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu nghĩa là gì?
Nhiễm trùng máu hay thuật ngữ chính xác hơn là nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một loại biến chứng phức tạp của sự nhiễm trùng nào đó trong cơ thể, có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Nhiễm trùng máu thường gây ra do các loại virus, vi khuẩn hay nấm với cơ chế giải phóng độc vào trong máu để kháng lại phản ứng viêm trong cơ thể. Chính điều này sẽ gây ra hàng loạt rối loạn và dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan quan trọng như gan, thận, tim mạch..., khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng.
Biểu hiện khi bị nhiễm trùng máu
Khi bị nhiễm trùng máu, bạn có thể dễ dàng nhận ra thông qua một số triệu chứng đặc trưng thường gặp như:
- Thân nhiệt tăng cao trên 38 độ C hoặc hạ thấp dưới 36 độ C.
- Nhịp tim cao hơn 90 nhịp/phút và nhịp thở của bệnh nhân cao hơn 20 nhịp/phút.
Ở tình trạng nặng, nhiễm trùng máu có thể gây ra các dấu hiệu trầm trọng hơn như:
- Đi tiểu rất ít, lượng nước tiểu giảm mạnh.
- Tinh thần không ổn định, đau bụng và khó thở.
- Nhịp tim rối loạn, có các phản ứng sốc nhiễm trùng...
Các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu có nhiều nguyên nhân và tất cả đều có nguồn gốc từ việc nhiễm trùng vi khuẩn, nấm, virus... Một số bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng máu là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng ổ bụng, các u nhọt hay viêm mô tế bào.
Bên cạnh đó, nguyên nhân xã hội gây gia tăng nhiễm trùng huyết là do sự già hóa dân số. Không những vậy, số lượng các chủng vi khuẩn và virus kháng thuốc đang tăng mạnh làm cho việc điều trị hiện nay trở nên vô cùng khó khăn.
Nhiễm trùng máu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc phải:
- Trẻ em nhỏ tuổi hay người cao tuổi – những đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch kém.
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do các bệnh lý liên quan, đặc biệt là bệnh HIV.
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh nặng hoặc có vết thương sâu chưa lành như phẫu thuật, bỏng...
- Hiện đang sử dụng các thiết bị xâm lấn trong như bơm truyền tĩnh mạch, ống thở...
Nhiễm trùng máu có gây ra biến chứng không?
Với mức độ nguy hiểm của nó, nhiễm trùng máu chắc chắn sẽ gây ra các biến chứng đáng kể cho sức khỏe của bạn. Một số biến chứng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng này là:
- Hội chứng suy hô hấp cấp ARDS.
- Làm suy giảm các yếu tố đông máu, vì vậy khiến máu loãng và nếu tổn thương sẽ khó cầm máu.
- Chứng suy thận.
- Bệnh nhân có khả năng sốc nhiễm khuẩn: đây là biến chứng thường gặp của loại nhiễm trùng máu do vi khuẩn gram âm.
- Một số cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém như cơ tim, gan, thận... có thể bị hoại tử và chứng xuất huyết ruột.
2. Điều trị nhiễm trùng máu như thế nào?
Nhiễm trùng máu được điều trị dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:
- Tiêu diệt mầm bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân.
- Điều chỉnh những rối loạn sinh lý – sinh hóa mà nhiễm trùng máu gây ra cho cơ thể.
Theo đó, hiện nay, các bác sỹ có thể đưa ra 2 cơ chế điều trị.
Điều trị theo nguyên nhân
Ở giải pháp này, bệnh nhiễm trùng máu sẽ được bác sỹ chỉ định kháng sinh nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Khi dùng, liều kháng sinh phải đủ cao và tốt nhất là tiêm trực tiếp kháng sinh vào tĩnh mạch ở những ngày đầu điều trị. Thời gian dùng kháng sinh kéo dài ít nhất 2 tuần, thậm chí, có tình trạng phải điều trị kháng sinh hàng tháng.
Nếu như cơ thể bệnh nhân tồn tại vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc chưa xác định rõ mầm bệnh, bác sỹ sẽ thực hiện điều trị phối hợp kháng sinh nhằm làm chậm sự xuất hiện của chủng kháng cũng như tăng hoạt động ức chế vi khuẩn của kháng sinh.
Một số phác đồ điều trị nhiễm trùng máu khá hiệu quả hiện nay là:
- Nhóm bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn gram dương sẽ được chỉ định điều trị kết hợp với nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I và nhóm Quinolon, hay nhóm aminoglycoside.
- Nhóm bệnh nhiễm trùng máu có nguyên nhân từ vi khuẩn gram âm sẽ kết hợp với kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III, nhóm Quinolon và nhóm aminoglycoside.
Điều trị bệnh theo cơ chế bệnh sinh
Ở cơ chế này, bác sỹ sẽ chỉ định một số việc sau:
- Điều chỉnh lại nước và chất điện giải, đồng thời sử dụng dung dịch Dextrose và Ringer lactate để hỗ trợ giải độc.
- Hạn chế tình trạng toan hóa máu với dung dịch Bicarbonat.
- Trợ tim mạch và hồi sức hô hấp kịp thời.
- Điều trị bằng sốc sepsis.
- Tăng cường sức đề kháng của bệnh nhân bằng phương pháp truyền máu, vitamin, protein... và tăng cường nhóm các chất này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Qua bài viết này, bạn đọc hẳn đã hiểu rõ hơn tình trạng nhiễm trùng máu có nghĩa là gì nhiễm trùng máu có nghĩa là gì và những vấn đề xung quanh nhiễm trùng máu như các biến chứng hay phương pháp điều trị. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có điều bất thường, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sỹ để có các chẩn đoán và phác đồ điều trị nhiễm trùng máu kịp thời.
Xem thêm:
- Nhiễm trùng máu sau sinh và những điều mẹ cần biết
- Nguyên nhân gì khiến trẻ bị nhiễm trùng máu
- Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng máu