Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai: Mẹ bầu cần biết!

Nếu phát hiện những triệu chứng bị nhiễm trùng đường tiểu, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay xem mình có bị nhiễm trùng đường tiểu thật hay không. Việc này sẽ giúp phát hiện được bệnh sớm hơn để từ có đó có hướng điều trị tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai: Mẹ bầu cần biết! Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai: Mẹ bầu cần biết!

Những dấu hiệu nhận biết mẹ bị nhiễm trùng tiểu lúc mang thai

- Cần đi tiểu gấp hoặc đi tiểu một cách thường xuyên và liên tục

- Khó tiểu

- Xuất hiện cảm giác nóng rát hoặc đau ở bụng dưới hoặc vùng dưới lưng

- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

- Nước tiểu màu đục và có mùi.

vicare.vn-nhiem-trung-duong-tieu-khi-dang-mang-thai-me-bau-can-biet-body-1

Nên làm gì nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng tiểu

Nếu xuất hiện những triệu chứng kể trên, mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra nước tiểu để tìm kiếm vi khuẩn và kiểm tra các tế bào hồng cầu và bạch cầu có trong nước tiểu.

Điều trị nhiễm trùng tiểu cho mẹ bầu như thế nào?

Khi bị mắc bệnh nhiễm trùng tiểu, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 3 đến 7 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ.

Các triệu chứng nhiễm trùng cũng sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng vài ngày, tuy nhiên không nên vì thế mà mẹ bầu chủ quan, dừng uống thuốc mà nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, có một số loại kháng sinh phổ biến như amoxicillin, erythromycin, penicillin được ghi nhận là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Một số loại kháng sinh khác như tetracylin có thể dẫn tới những vấn đề về gan và còn ảnh hưởng tới sự phát triển răng của bé. Bởi vậy mẹ bầu cần lưu ý nếu có phải sử dụng những loại kháng sinh kể trên để điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong thai kì.

vicare.vn-nhiem-trung-duong-tieu-khi-dang-mang-thai-me-bau-can-biet-body-2

Một số cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu mẹ bầu cần biết

- Dưới đây là một số cách mà mẹ bầu có thể áp dụng để phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu đồng thời cũng là cách để đẩy nhanh tốc độ hồi phục khi mắc bệnh.

- Uống nhiều nước để giúp bài trừ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể uống nước trái cây, đặc biệt là nước ép từ cây nam việt quất rất có ích vì trong nó có chứa chất tannin giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên thành ống đường tiết niệu một cách có hiệu quả. Mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng cà phê, trà, rượu.

- Vệ sinh sạch sẽ khu vực âm đạo, đồng thời hãy cố gắng tiểu cho hết nước tiểu đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Không nên nhịn tiểu quá lâu vì điều đó có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng

- Giữ cho vùng kín dễ chịu hơn bằng cách lựa chọn đồ lót đáy bằng bông, thoải mái và không nên mặc quần quá chật

- Vệ sinh âm đạo một cách kĩ càng. Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo hoặc niệu đạo.

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể thao, không nên để cơ thể chịu nhiều áp lực và căng thắng.

Xem thêm:

  • Những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị