Nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm, dễ gây tử vong

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết và đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở con người. Vì vậy, mọi người cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về nhiễm khuẩn huyết, nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả và kịp thời nhận biết cũng như can thiệp khi gặp phải.

Nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm, dễ gây tử vong Nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm, dễ gây tử vong

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết và đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở con người. Vì vậy, mọi người cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về nhiễm khuẩn huyết, nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả và kịp thời nhận biết cũng như can thiệp khi gặp phải.

Nhiễm khuẩn huyết là gì

Nhiễm khuẩn huyết (hay còn gọi là nhiễm trùng máu) là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do sự xâm nhập liên tiếp của vi khuẩn vào máu và gây độc tố cho máu, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng và sốc nhiễm khuẩn (biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết) với tỉ lệ tử vong cao từ 20-50% trường hợp.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết

vicare.vn-nhiem-khuan-huyet-rat-nguy-hiem-de-gay-tu-vong-body-1

Nhiễm khuẩn huyết thường là do vi khuẩn gây ra khi người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu.... trước đó. Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết bao gồm vi khuẩn gram âm (Salmonella, E. coli, Klebsiella...) và vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae...) hay vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides fragilis và Clostridium perfringens).

Nhiễm khuẩn huyết cũng có thể bắt nguồn từ bất kỳ vị trí nào mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, các dấu hiệu ban đầu đôi khi chỉ là vết xước trên da, qua máu, máu đi khắp cơ thể và lúc này hàng rào bảo vệ bị phá vỡ thì nhiễm khuẩn huyết sẽ dễ dàng xâm nhập.Nếu nghiêm trọng hơn thì người bệnh còn có thể đối mặt nguy cơ viêm ruột thừa, viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng đường tiểu....

Nếu bị chứng viêm tủy xương cũng có ngu cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Ngoài ra, vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch hay các vết mổ hoặc ống thông niệu đạo và các vết loét khi nằm liệt giường.

Tùy theo tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết mà biến chứng nặng nhẹ khác nhau. Đối với nhiễm khuẩn huyết do viêm não mô cầu sẽ gây tử vong nhanh. Còn nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng hoặc do E.coli... thì cơ sở y tế sẽ thông báo để phòng chống dịch do các tác nhân này gây ra dẫn đến nhiễm khuẩn huyết khiến bệnh nhân tử vong.

Đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn huyết

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn, đó là:

  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh ung thư hoặc bị nhiễm HIV/ AIDS...
  • Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống đào thải ghép, thuốc corticoid kéo dài hay đang điều trị hóa chất và xạ trị.....
  • Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch kém....
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi, bệnh suy thận....
  • Những người bị ung thư máu, máu trắng... đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường huyết và dẫn tới tử vong.
  • Những bệnh nhân sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập cơ thể như đóng đinh nội tủy, đặt ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản... cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường huyết.

Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết

Do nhiễm khuẩn huyết có thể bắt nguồn từ các vị trí trên cơ thể nên bệnh cũng có những triệu chứng khác nhau.

Những triệu chứng đầu tiên của nhiễm khuẩn huyết có thể là rối loạn nhịp thở như thở gấp, thở nhanh, thở gấp.... Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: sốt cao và ớn lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp, mạch nhanh, đi tiểu ít hơn bình thường, buồn nôn và nôn, tiêu chảy....

Đối với nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em thì trẻ thường có một số dấu hiệu như sốt cao, thân nhiệt giảm, ngừng thở hoặc tim đập chậm,....

Nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không

Nhiều người vẫn thắc mắc là nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không? thì câu trả lời là nhiễm trùng máu không phải là ung thư máu. Nhiễm trùng máu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây độc tố khiến máu bị nhiễm trùng. Còn ung thư máu do sự gia tăng quá lớn các tế bào bạch cầu ác tính trong máu.

Tuy nhiên, cả nhiễm trùng máu và ung thư máu đều rất nguy hiểm và có nhiều triệu chứng khá giống nhau đó là sốt cao, khó thở, thở nhanh,.... Đặc biệt cả 2 bệnh này đều gây nguy hiểm đến tính mạng và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị sớm.

Điều trị nhiễm khuẩn huyết

vicare.vn-nhiem-khuan-huyet-rat-nguy-hiem-de-gay-tu-vong-body-2

Việc điều trị nhiễm khuẩn huyết cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc đó là diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm khuẩn huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Điều trị nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết cần phải sử dụng kháng sinh đúng theo chỉ định, dùng kháng sinh diệt loại vi khuẩn cụ thể gây bệnh và theo đường tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.

Nên kết hợp các loại thuốc kháng sinh với nhau hay kháng sinh đồ để nâng cao hiệu quả điều trị đối với một loại vi khuẩn đã kháng thuốc hoặc vi khuẩn chưa được xác định rõ.

Cần sử dụng thuốc liên tục ít nhất là từ 2 tuần trở lên, thậm chí là vài tháng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đủ liều lượng và đúng giờ để cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được thở oxy, dùng thuốc để phòng ngừa tụt huyết áp, phương pháp trợ tim mạch, hồi sức hô hấp và tuần hoàn, điều trị tình trạng sốc nhiễm khuẩn...

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý....

Bệnh nhiễm trùng máu nên ăn gì

Chế độ ăn uống cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng máu là cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại các loại vi khuẩn,... Vì thế, người bị nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) nên tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt động vật, trứng, sữa, cá và các loại rau xanh...
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan và đậu đen....
  • Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin rất tốt cho người bị nhiễm trùng máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin đó là rau củ quả và hoa quả tươi.
  • Người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp, không nên sử dụng bia, rượu, thuốc lá và cà phê cùng các chất kích thích....

Bên cạnh đó thì người bị nhiễm khuẩn huyết nên có chế độ nghỉ ngơi đúng và sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.

Xem thêm:

  • Mối lo nhiễm khuẩn huyết sau sinh của các mẹ bầu
  • Chữa khỏi ung thư máu với phương pháp điều chỉnh gen