Nhiễm khuẩn E.coli là gì?

Nhiễm khuẩn E.coli là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng và có nguy cơ gây tử vong cao. Cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Nhiễm khuẩn E.coli là gì? Nhiễm khuẩn E.coli là gì?

Nhiễm khuẩn E.coli là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng và có nguy cơ gây tử vong cao.

Nhiễm khuẩn E. coli là gì?

Escherichia coli (E. coli) là loài vi khuẩn sống trong đại tràng của người và động vật. Đa phần vi khuẩn E.Coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua. Nhưng một số loài đặc biệt như vi khuẩn E. coli O157: H7 gây ra nhiễm trùng nặng đường ruột, nặng nhất là tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Nhiễm khuẩn E.Coli thời gian ủ bệnh từ 2 -10 ngày, trung bình từ 3-4 ngày. Người lớn có thể đào thải vi khuẩn trong phân khoảng 1 tuần. Người lớn cơ địa tốt thì có thể tự phục hồi trong 1 tuần khi nhiễm E. coli O157: H7.

Nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai nếu nhiễm khuẩn E.Coli thì có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.

Đa phần những trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli đường ruột đều có thể điều trị tại nhà.

Triệu chứng khi nhiễm khuẩn E.Coli

vicare.vn-nhiem-khuan-ecoli-la-gi-body-1

Nhiễm khuẩn E.Coli thể nhẹ

  • Tiêu chảy xuất hiện đột ngột kèm theo máu lẫn trong phân
  • Người bệnh đau bụng âm ỉ, quặn thắt
  • Buồn nôn, ói mửa và chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sốt cao

Nhiễm khuẩn E.Coli thể nặng:

  • Nước tiểu có máu
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Da nhợt nhạt, xanh tái
  • Trên da xuất hiện vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm
  • Cơ thể mất nước
  • Một số trường hợp biến chứng có thể gây ra hội chứng tan máu suy thận cấp, có thể gây tăng Ure huyết gây tử vong.

Nếu phát hiện thấy bất cứ biểu hiện nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào nhiễm E.Coli cần gặp bác sĩ?

Bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu thuộc những trường hợp sau:

  • Tiêu chảy kéo dài 3-4 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em thì chỉ 2 ngày.
  • Sốt kèm với tiêu chảy
  • Đau bụng không giảm sau khi đại tiện
  • Phát hiện có mủ hoặc máu trong phân
  • Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ
  • Có biểu hiện mất nước như ít tiểu, khát nước nhiều, thường xuyên chóng mặt

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm E. coli?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm E.Coli bao gồm:

  • Do thực phẩm bị ô nhiễm, sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách. Không rửa tay kĩ trước khi sơ chế hoặc chế biến, trước khi ăn.
  • Chén, đĩa và dụng cụ làm bếp không hợp vệ sinh
  • Do thức ăn bị hư hỏng, bảo quản không đúng cách, để ở nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp.
  • Ăn hải sản, rau sống chưa rửa kỹ
  • Uống sữa chưa tiệt trùng
  • Giết mổ hoặc chế biến thịt của các loại gia cầm đang nhiễm khuẩn E.Coli
  • Do nguồn nước bị ô nhiễm: uống nước bị ô nhiễm hoặc bơi trong hồ nước bị ô nhiễm
  • Nhiễm khuẩn E.Coli lây từ người sang người. Do bạn rửa tay không kĩ sau khi đi vệ sinh và chạm vào người khỏe mạnh. Cũng có thể là do bạn dùng chung vật dung với người bị nhiễm bệnh.
  • Động vật: Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như bò, dê, cừu cũng có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn E.Coli

Tất cả các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli có thể kể đến là:

  • Tuổi tác, trẻ nhỏ và người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E.Coli hơn so với lứa tuổi khác.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, bị AIDS hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc uống thuốc sau khi ghép nội tạng.
  • Thời điểm từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp bị nhiễm E.coli hơn.
  • Khi bị giảm nồng độ axit dạ dày do sử dụng một số loại thuốc esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).

Điều trị và chẩn đoán hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli

Bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn E.Coli thông qua xét nghiệm đi tìm vi khuẩn E.Coli trong phân.

Để điều trị nhiễm khuẩn E.Coli bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước hoặc điện giải để ngăn ngừa mất nước, mệt mỏi. Nếu mất nước quá nhiều thì phải truyền dịch bằng tĩnh mạch.
  • Uống thuốc nitrofurantoin điều trị nhiễm khuẩn E.Coli theo sự chỉ định của bác sĩ. Với lại kháng sinh này bệnh nhân cần được uống liều cao và uống trong thời gian dài.
  • Thông thường, bệnh nhân nhiễm khuẩn E.Coli sẽ hồi phục trong thời gian từ 5-10 ngày mà không cần dùng thuốc.
  • Không nên dùng thuốc trị tiêu chảy thông thường để điều trị nhiễm E.Coli vì thuốc sẽ làm tăng thời gian cơ thể hấp thu chất độc do E.coli tiết ra, tăng khả năng biến chứng máu, thận và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.
vicare.vn-nhiem-khuan-ecoli-la-gi-body-2

Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn E.Coli

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học ăn chín, uống sôi. Rửa tay kĩ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với động vật.
  • Rửa sạch các dụng cụ làm bếp, đun nấu
  • Không nên để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm còn tươi sống
  • Rã đông thịt trong lò vi sóng, không nên rã đông ngoài không khí
  • Uống sữa đã được tiệt trùng
  • Sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo, tốt nhất là nước sạch được khử khuẩn bằng Clo theo đúng quy định.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống thật tốt, vệ sinh nhà vệ sinh, thu gom rác thải, tiêu diệt ruồi muỗi. Ở nông thôn không nên dùng phân tươi dưới mọi hình thức.

Xem thêm:

  • Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới, phát hiện nhiễm E.coli là bị sao?
  • Đồ ăn độc vi khuẩn liên quan tới bệnh viêm đường ruột