Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý sản khoa có thể gây biến chứng cho mẹ và con. nhiễm độc thai nghén là gì, nó có nguyên nhân, yếu tố nguy cơ ra sao? biến chứng sản khoa của nhiễm độc thai nghén là gì? điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý sản khoa có thể gây biến chứng cho mẹ và con. Nhiễm độc thai nghén là gì, nó có nguyên nhân, yếu tố nguy cơ ra sao? biến chứng sản khoa của nhiễm độc thai nghén là gì? điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật, là một tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Nhiễm độc thai nghén có biểu hiện đặc trưng bởi huyết áp cao, sự phù của tay, chân, mặt, và nồng độ cao của protein trong nước tiểu.
Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén là gì ?
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén thì không được hiểu rõ, tuy nhiên, nghiên cứu quan sát thấy nó thường xảy ra ở lần mang thai đầu tiên, đặc biệt ở người mẹ quá trẻ và các nhóm phụ nữ có điều kiện kinh tế không cao. Một giả thiết được đặt ra là sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra bệnh, một giả thiết khác là sự giảm lưu lượng máu đi vào tử cung.
Một giải thích khác về Nhiễm độc thai nghén xảy ra khi hệ miễn dịch của người phụ nữ phản ứng với gen của người cha diễn ra trong phôi thai. Nghiên cứu còn thấy rằng, ở lần mang thai sau, cơ thể người phụ nữ quen dần với gen hơn. Nghiên cứu khác cũng cho thấy, thai kỳ tiếp theo cách từ 10 năm trở lên không giảm nguy cơ nhiễm độc thai nghén hơn so với lần mang thai đầu.
Triệu chứng của nhiễm độc thai nghén là gì?
Một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nhiễm độc thai nghén và cần đến bệnh viện ngay lập tức là :
- Tăng huyết áp
- Sự phù lên bất thường của tay, mặt khi bạn thức dậy lúc sáng sớm. Phù chân là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ nên không đáng lo ngại.
- Sự tăng cân nhanh bất thường, trong vòng 1 đến vài ngày
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
- Nhìn mờ
Chẩn đoán của nhiễm độc thai nghén là gì?
Trong suốt thai kỳ của bạn, bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra huyết áp của bạn ở mỗi lần khám thai. Nếu huyết áp tăng nhiều so với trước khi mang thai, hoặc nếu huyết áp của bạn đạt ngưỡng và bạn bắt đầu có protein trong nước tiểu , thì bác sĩ sản khoa của bạn sẽ chẩn đoán bạn có nhiễm độc thai nghén.
Điều trị của nhiễm độc thai nghén là gì?
Tiền sản giật không thể được điều trị khỏi hoàn toàn cho đến khi đứa trẻ được sinh ra. Cho đến lúc đó, các điều trị bao gồm kiểm soát huyết áp và phòng ngừa co giật cho mẹ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ.
Nếu bạn có nhiễm độc thai nghén vào lúc tuổi thai còn quá nhỏ để mà con bạn có thể được chuyển dạ an toàn, bác sĩ sản khoa sẽ cố gắng điều trị cho mẹ, cho đến khi đứa trẻ phát triển đủ để được chuyển dạ sinh. Bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe thai nhi bằng siêu âm, non-stress test. Bạn có thể được chỉ định nằm nghỉ tại giường, chỉ thức dậy để đi vệ sinh. Bạn sẽ được yêu cầu nằm về phía bên trái của mình nhiều nhất có thể, để làm giảm áp lực đến các mạch máu quan trọng, cho phép thận và nhau thai nhận được nhiều máu nuôi. Bạn có thể sẽ chỉ định thuốc hạ huyết áp.
Rất nhiều phụ nữ nhiễm độc thai nghén cần được nhập viện. Còn khi bạn được xuất viện, theo dõi tại nhà, bạn cần theo dõi huyết áp của mình, để chắc chắn nó ổn định.
Nếu huyết áp của bạn cao nguy hiểm, hoặc nếu bạn có co giật, hoặc khi đứa trẻ đạt mức phát triển an toàn, bác sĩ có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ. Không phải mọi trường hợp nhiễm độc thai nghén sẽ mổ lấy thai, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giúp khởi phát chuyển dạ.
Nhiễm độc thai nghén cần nhiều ngày để hồi phục sau sinh, bạn có thể cần thuốc ổn định huyết áp cũng như thuốc phòng ngừa co giật một thời gian sau khi sinh con.
Yếu tố nguy cơ của nhiễm độc thai nghén là gì?
Bạn có sẽ nguy cơ cao có nhiễm độc thai nghén nếu bạn có tiền sử :
- Tăng huyết áp trước thai kỳ
- Từng có nhiễm độc thai nghén trong lần mang thai trước
- Đái tháo đường hoặc bệnh thận
- Bệnh lý tự miễn, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén là :
- Bạn dưới 18 tuổi hoặc trên 40
- Bạn thừa cân béo phì trước khi mang thai
- Lần mang thai đầu tiên
- Bạn mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc hơn.
Những cách làm giảm nguy cơ của nhiễm độc thai nghén
Bạn không thể phòng ngừa mắc nhiễm độc thai nghén, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định những điều có thể làm.
- Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn các thực phẩm chứa amino acid L-arginine và vitamin chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
- Một nghiên cứu khác còn cho thấy, việc tăng cân khi mang thai dưới 8kg làm giảm nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc này.
- Khám thai định kỳ
- Đo huyết áp tại nhà hằng ngày
Biến chứng của nhiễm độc thai nghén?
Nhiễm độc thai nghén có thể diễn tiến nghiêm trọng đến gây ra co giật ở sản phụ. Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra từ tuần 20 trở đi của thai kỳ.
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý nghiêm trọng trong thai kỳ, đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp, protein trong nước tiểu với các triệu chứng cảnh báo như phù tay, phù mặt, tăng cân quá nhanh, đau đầu chóng mặt, nhìn mờ, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Nhiễm độc thai nghén không thể phòng ngừa, bạn nên theo dõi huyết áp và khám thai định kỳ. Điều trị của nhiễm độc thai nghén là kiểm soát huyết áp, phòng ngừa co giật để đợi sức khỏe thai phát triển đủ an toàn, tuy nhiên, một số trường hợp cần cho sinh ngay. Nhiễm độc thai nghén sẽ hết sau vài ngày chuyển dạ sinh con.
Xem thêm:
- Nhiễm độc thai nghén khi mang thai và những điều cần lưu ý
- Nhiễm độc thai nghén cần lưu ý điều gì?
- Nhiễm độc thai nghén dễ gặp trong giai đoạn nào?