Nhau thai là gì? Có hình dáng và chức năng gì trong bào thai

Nhau thai hay còn được gọi là bánh rau là những thuật ngữ mà người ta thường nghe nhắc đến khi người mẹ mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc như nhau thai là gì, một số tác dụng của nhau thai cũng như một số bất thường của nhau thai mà chúng ta cần lưu ý.

Nhau thai là gì? Có hình dáng và chức năng gì trong  bào thai Nhau thai là gì? Có hình dáng và chức năng gì trong bào thai

1. Tìm hiểu về chức năng của nhau thai?

Nhau thai là một khối mô bát với hệ thống các mạch máu được kết nối với nhau và hoạt động như một hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho thai nhi. Chúng được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh và gắn ở bên trong tử cung và phát triển trong khoảng 40 tuần của thai kỳ.

Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn có nhiệm vụ là môi trường kết nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Đây là cơ quan duy nhất phát triển hoàn toàn từ đầu và theo yêu cầu tức là khi có thai mới hình thành

Nhau thai có những chức năng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển của em bé:

  • Là cơ quan vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến bào thai. Dinh dưỡng sẽ đi qua nhau thai, vào dây rốn rồi đi vào cơ thể em bé.
  • Nhau thai hoạt động như một bộ lọc: Do hệ thống lọc của thận ở cơ thể em bé còn yếu nên nhau thai sẽ hỗ trợ cho hoạt động này bằng cách lọc máu và phân ra các chất độc hại để thải ra ngoài hệ thống bài tiết của người mẹ.
  • Tương tự như thận, phổi của bé khi còn trong bụng mẹ rất yếu nên cần được hỗ trợ bởi nhau thai. Nó hoạt động như phổi chính thức và dẫn truyền oxy cho em bé.
  • Khi còn trong bụng mẹ, mọi chất thải của em bé sẽ được bài tiết ra ngoài nhờ cơ thể mẹ thông qua nhau thai.
  • Nhau thai còn có tác dụng ngăn chặn việc trộn lẫn giữa máu của mẹ và sữa của em bé để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Khi mẹ ăn uống thì mọi thức ăn sẽ đi qua đường tiêu hóa của mẹ, nhau thai sẽ nghiền nát và đưa đến cơ thể bé để hấp thu hiệu quả hơn.
  • Nhau thai giúp sản xuất estrogen và progesteron để phát triển vú, tử cung ở mẹ giúp thuận lợi cho quá trình sinh nở.
vicare.vn-nhau-thai-la-gi-co-hinh-dang-va-chuc-nang-gi-trong-bao-thai-body-1

2. Một số bất thường về nhau thai mẹ cần lưu ý

2.1. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng một phần hoặc toàn bộ nhau thai nằm bắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao trên thành tử cung như thông thường. Tình trạng này sẽ ngăn cản đường ra của thai nhi khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh nở. Thông thường, nhau tiền đạo thường gặp khi thai kỳ đã được trên 30 tuần, hay gặp ở người đã nhiều con, có tiền sử nạo phá thai nhiều hoặc đã bị nhau tiền đạo, mang đa thai, người mẹ thường xuyên hút thuốc lá hoặc có thực hiện phẫu thuật tử cung trước đây.

Triệu chứng khi bị nhau tiền đạo thường gặp ở mẹ bầu là cảm thấy ra máu đột ngột, thường không kèm theo đau bụng. Máu có thể ra ít hoặc nhiều, ở dạng lỏng hoặc vón cục.

Đây là một dạng biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé. Khi ra máu nhiều dẫn tới nhau thai không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên thai dễ còi cọc, phát triển chậm. Nghiêm trọng hơn nếu máu ra quá nhiều còn gây nguy hiểm tới tính mạng mẹ bầu khi không được cứu chữa kịp thời.

2.2. Nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là tình trạng nhau thai bám quá chặt vào thành tử cung dẫn đến gai nhau ăn sâu vào phần nội mạc tử cung hoặc xuyên thủng qua thành tử cung lan sang các cơ quan bên cạnh. Sau khi thai nhi chào đời, nhau không tự bong ra được dẫn đến cần can thiệp việc bóc nhau ra khỏi thành tử cung trở làm cho mẹ bầu bị mất máu nhiều hoặc gây thủng thành tử cung.

Tình trạng này xảy ra do tử cung của mẹ quá suy yếu không có đủ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi khiến nhau phải bám sâu vào thành để lấy đủ chất dinh dưỡng . Những trường hợp dễ mắc nhau cài răng lược như đã từng có tổn thương ở tử cung hoặc có vết sẹo trên thành tử cung do sinh mổ, phẫu thuật, nạo phá thai nhiều, mẹ bầu bị u xơ tử cung hay ở những thai phụ lớn tuổi

vicare.vn-nhau-thai-la-gi-co-hinh-dang-va-chuc-nang-gi-trong-bao-thai-body-2

2.3. Phù nhau thai

Đây là hiện tượng ứ đọng nước trong mô nhau làm trọng lượng và độ dày tăng lên, lâu ngày làm mất chức năng của bánh nhau khiến chất dinh dưỡng không truyền được tới thai nhi. Tình trạng này thường kèm theo phù dây rốn và gây hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển của bào thai, làm cho thai nhi bị tràn dịch đa màng và mắc các dị tật về tim mạch, hệ tiêu hóa, nguy hiểm nhất là thai chết lưu.

Nguyên nhân của phù nhau thai là do mẹ bị vi khuẩn, virus tấn công dẫn tới nhiễm trùng trong đầu thai kỳ. Cụ thể như là những virus, vi khuẩn do mẹ mắc bệnh Rubella, hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay do một số bất thường về nhiễm sắc thể, nhóm máu giữa hai mẹ con.

Khi mẹ bầu bị phù nhau thai, dường như không có cách nào để thai nhi tiếp tục phát triển. Sau một thời gian thì bánh nhau mất chức năng làm cho thai chết lưu, kể cả khi đủ tháng vẫn phải sinh mổ và khả năng cao bị dị tật.

2.4. Nhau bong non

Nhau bong non là hiện tượng nhau thai tách khỏi thành tử cung khi mẹ bầu chưa đến lúc chuyển dạ trải. Những người có tiền sử nhau bong non, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; bị cao huyết áp, bệnh thận, u xơ tử cung; nạo phá thai nhiều, hay có chấn thương ở vùng bụng do tai nạn, té ngã,...

Khi bị bong nhau thai non sẽ có triệu chứng đau bụng dưới đột ngột kéo dài. Có thể âm ỉ hoặc quặn bụng, kèm theo ra máu, xanh xao, nhịp thở nhanh, tay chân lạnh.

Đây được coi là một biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong thai nhi cao và còn phụ thuộc vào mức độ tách của nhau thai. Nếu thai kỳ dưới 20 tuần, có lượng bong tách nhau dưới 30% thì có thể phát triển tiếp tục bình thường nếu mẹ dưỡng thai tốt. Ngược lại, tỷ lệ trên 30% thì nguy cơ sảy thai lên đến 50% và nếu mức độ 50%, khả năng cao mẹ sẽ phải bỏ thai.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được nhau thai là gì, những trường hợp bất thường của nhau thai mà bạn cần lưu ý.

Xem thêm:

  • Bác sĩ ơi: Bánh nhau có thay đổi vị trí không?
  • Em bé thở như thế nào trong bụng mẹ?
  • Nhau răng cài lược là gì và có nguy hiểm không?