Nhau thai bám mặt trước sinh con trai hay con gái?
Nhau thai bám mặt trước được đánh giá là vị trí tương đối an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng đây vẫn không phải là vị trí lý tưởng tuyệt đối vì vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn. Đồng thời, dân gian vẫn xem đây là tiêu chí xác định giới tính thai nhi.
Nhau thai bám mặt trước sinh con trai hay con gái?
Nhau thai bám mặt trước được đánh giá là vị trí tương đối an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng đây vẫn không phải là vị trí lý tưởng tuyệt đối vì vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn. Đồng thời, dân gian vẫn xem đây là tiêu chí xác định giới tính thai nhi. Tuy nhiên, đây là vấn đề chuyên khoa và mang tính khoa học, các mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu thông tin và vững tâm trước mọi vấn đề nếu chẳng may gặp phải.
Nhau thai bám mặt trước tốt hay xấu?
Trứng được thụ tinh sẽ hình thành nhau thai. Lúc này, các tế bào chia làm 2 nhóm: 1 nhóm thành em bé, 1 nhóm thành nhau thai. Sau đó, nhau thai sẽ ám vào nội mạc tử cung trong bụng mẹ và bắt đầu các chức năng:
- Đưa dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi
- Liên kết với thai nhi qua dây rốn
Mỗi mẹ bầu có vị trí nhau thai khác nhau, nhưng phổ biến và an toàn là các vị trí như:
- Nhau thai bám mặt trước (trước thành tử cung)
- Nhau thai bám mặt sau
- Nhau thai bám phía trên của thành tử cung
- Nhau thai bám phía bên phải hoặc bên trái của tử cung
Nhau thai bám mặt trước được hiểu là nhau thai nằm phía trước đầu thai nhi và được xem là vị trí an toàn và phổ biến.
Nhau thai bám mặt trước có sao không
Nhau thai bám mặt trước được cho là an toàn nhưng vẫn có những nguy cơ nhất định như: Huyết áp, tiểu đường, thai nhi tăng trưởng chậm và thai lưu. Trong đó, những người có nhóm máu O thường chiếm tỷ lệ nhau thai bám mặt trước cao hơn.
Thông thường, khi được bác sĩ thông báo nhau bám mặt trước thì mẹ bầu cảm nhận được cử động đầu tiên của thai nhi muộn hơn. Nếu mãi chưa thấy thai nhi cử động, hãy tới bệnh viện để được bác sĩ khám.
Trong trường hợp nhau bám mặt trước nhưng thai nhi bị ngôi ngược (mông quay ra trước) thì nhau thai sẽ cảm trở những thủ thuật y khoa để đưa bé ra ngoài.
Nhau thai bám mặt trước làm tăng cơn đau đẻ và nguy cơ mổ lấy thai. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây chuyển dạ chậm và biến chứng hậu sản như xuất huyết sau sinh. Nếu nhau thai trở lại vị trí vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giải quyết được các tình huống trên.
Nhau thai bám mặt trước không có cơ sở khoa học để kết luận giới tính con
Các bác sĩ cho rằng, vị trí của nhau thai không có cơ sở khoa học để xác định giới tính thai nhi. Thông thường, người mẹ có nhau bám mặt trước sẽ sinh bé trai và bé gái đều tương đương nhau, miễn là bánh nhau không nằm ở vị trí thấp hay nhau tiền đạo vì chúng nguy hiểm đến quá trình chuyển dạ.
Việc dự đoán thai nhi qua nhau thai là đáp ứng sự tò mò của người mẹ. Để biết chính xác, mẹ bầu cần thực hiện siêu âm. Hiện nay, bác sĩ sẽ không cho mẹ biết trước giới tính của thai nhi nhằm đảm bảo tính tự nhiên của sinh nở và an toàn cho người mẹ. Dù sinh con trai hay con gái thì chào đón 1 thiên thần là 1 niềm vui và hạnh phúc thiêng liêng của cha mẹ.
Thông thường, siêu âm ở tuần thứ 16 là mẹ bầu có thể biết chính xác 90% giới tính thai nhi. Vì lúc này cơ thể thai nhi đã hình thành bộ phận sinh dục. Nhưng để đảm bảo chính xác tuyệt đối thì nên siêu âm khi thai nhi được 21 tuần tuổi. Siêu âm giúp theo dõi nhịp tim thai, tần suất thai máy và đánh giá thai nhi có phát triển ổn định hay không.
Khi thai nhi ở tuần 20-22 tuần tuổi đã đạt được lượng nước ối cực đại nên siêu âm thuận lợi. Nhưng vẫn có những trường hợp thai nhi 28 tuần tuổi vẫn chưa xác định được trai hay gái do người mẹ thiếu dinh dưỡng, ít nước ối, thành bụng dày, thai di chuyển ít nên khó khăn trong việc chẩn đoán thai nhi.
Nhau thai bám mặt trước có sinh thường được không?
Nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể sinh tự nhiên được. Tuy nhiên, sức khỏe của người mẹ và vị trí của nhau thai vào cuối thai kỳ không được thuận lợi thì bác sĩ sẽ có quyết định phù hợp. Sinh mổ không phải là lựa chọn duy nhất.
Trường hợp nhau thai chặn ngay cổ tử cung của mẹ làm cản trở đường ra ngoài của bé thì sinh thường không có khả năng mà cần bắt buộc mổ lấy thai.
Xem thêm:
- Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận
- Nhau thai bám thấp dễ băng huyết sau sinh