Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, chiếm gần một nửa trong số các bệnh tiết niệu. Bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như ứ nước, ứ mủ, suy thận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong và rất hay tái phát. Đau do sỏi tiết niệu là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra.

Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Mạnh Thắng - Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Tùy vị trí và kích thước của sỏi mà tính chất đau cũng khác nhau. Chủ yếu có các dạng đau do sỏi tiết niệu như sau:

1. Đau vùng thắt lưng nhiều ngày (Cơn đau quặn thận không điển hình)

Sỏi thận, sỏi niệu quản xuất hiện ở vị trí nằm giữa xương sườn 12 và cột sống, gây ra những cơn đau dai dẳng.

Đặc điểm: Đau âm ỉ, căng tức vùng hố thận hay vùng mạn sườn thắt lưng. Những cơn đau có xu hướng tăng lên sau các đợt vận động gắng sức. Có thể kèm theo các rối loạn tiểu tiện: đái buốt, rắt, đái máu... Nguyên nhân gây đau là do sỏi làm cản trở sự lưu thông nước tiểu của thận, niệu quản.

2. Đau đột ngột, dữ dội vùng thắt lưng, mạn sườn (Cơn đau quặn thận điển hình)

Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra
Cơn đau quặn thận điển hình ở vùng thắt lưng, mạn sườn

  • Đặc điểm: Cơn đau quặn thận bắt đầu ở vùng mạn sườn thắt lưng, có xu hướng lan ra trước và xuống dưới vùng bẹn, cơ quan sinh dục cùng bên. Cơn đau thường kéo dài vài phút và sẽ đỡ dần nếu dùng thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc nghỉ ngơi. Điểm khởi phát của cơn đau vùng mạn sườn thắt lưng là ở vùng nằm giữa xương sườn 12 và cột sống. Cơn đau do bệnh liên quan đến thận có vị trí cao hơn so với cơn đau do bệnh niệu quản. Cơn đau lan truyền ra trước và xuống dưới, đau do sỏi niệu quản có thể lan xuống dưới nhiều hơn cơn đau quặn thận.
  • Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột, có thể là tiền đề để chẩn đoán nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu.
  • Hầu hết, những cơn đau quặn thận thường đi kèm với rối loạn hệ tiết niệu như đái máu, đái đục hoặc đái rắt, đái buốt và đi kèm với các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chướng bụng. Nguyên nhân là do sự kích thích hệ thần kinh thực vật, cụ thể là đài bể thận và 1/3 phía trên niệu quản, các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, gan, tụy, lá lách cùng hệ giao cảm ngực (D5 - D12) chỉ huy. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa này đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán chính xác.
  • Cơn đau quặn thận xảy ra do tăng áp lực đột ngột trong hệ thống đài bể thận, nhu mô thận bị ép đột ngột, bao thận căng đột ngột. Từ đó kích thích cấp tính thần kinh giao cảm có rất nhiều vùng vỏ thận gây cơn đau.

3. Đau ở vùng hạ vị (vùng bụng dưới, bàng quang)

Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra
Đau do sỏi tiết niệu có thể cấp tính hoặc mãn tính ở vùng hạ vị

  • Đau cấp tính: Ít gặp, nếu gặp thì chủ yếu là trong trường hợp bí đái cấp, cầu bàng quang căng to do sỏi niệu đạo gây ra.
  • Đau mãn tính: Đau mãn tính vùng bàng quang thường liên quan đến rối loạn tiểu tiện như đái rắt, đái buốt.

Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng viêm bàng quang bởi sỏi to sẽ làm tổn thương niêm mạc bàng quang. Khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu.Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể để có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, khi bị sỏi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa, có uy tín với trang thiết bị đầy đủ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh trường hợp để bệnh quá nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đang áp dụng phương pháp Nội soi tán sỏi niệu quản bằng ống soi mềm hoặc ống soi bán cứng. Đây là phương pháp kỹ thuật cao trong việc loại bỏ triệt để sỏi tiết niệu. Các phương tiện trang thiết bị hiện đại, đạt hiệu quả cao trong điều trị như:

  • Hệ thống C - Am, máy siêu âm trong mổ giúp cho định vị rõ vị trí, kích thước viên sỏi giúp cho phẫu thuật viên theo dõi tình trạng viên sỏi trong và sau mổ để có thể mang lại kết quả tán sỏi tốt nhất hạn chế biến chứng trong và sau mổ.
  • Hệ thống máy nội soi ống soi mềm hiện đại nhất của Đức cho hình ảnh sỏi tiết niệu rõ nét chính xác, dễ sử dụng. Hệ thống này cho phép đưa ống nội soi vào tận các đài bể thận tiếp cận trực tiếp với các viên sỏi và dùng nguồn năng lượng laser công suất lớn (máy tán sỏi hothilium 100W của Đức) tán vụn viên sỏi và lấy các mảnh vụn sỏi ra ngoài mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nhận diện những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra
Nội soi tán sỏi qua ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Các thiết bị dụng cụ tiêu hao trong mổ được qua các quy trình kiểm tra tiệt khuẩn nghiêm ngặt, Vinmec chỉ sử dụng sản phẩm chất lượng cao và đặc biệt là chỉ sử dụng 1 lần để đảm bảo vô trùng và mang đến đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Với các phương tiện hiện đại, chẩn đoán chính xác, lựa chọn phương pháp mổ phù hợp, khách hàng chỉ dùng 1 liều kháng sinh dự phòng duy nhất, không phải dùng kháng sinh liều cao kéo dài, không đau, thời gian nằm viện ngắn, chỉ từ 1- 2 ngày. Do đó, tiết kiệm được chi phí điều trị.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Hệ thống phòng bệnh văn minh hiện đại, mỗi bệnh nhân một phòng bệnh được phục vụ toàn diện từ theo dõi các thông số bệnh, các bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, giáo dục sức khỏe, mỗi phòng bệnh được trang bị tiện nghi giống một căn hộ khách sạn 5 sao, thông tin bệnh nhân được bảo mật.

Nguồn: Vinmec.com

XEM THÊM

  • Làm thế nào để phát hiện sỏi tiết niệu?
  • Điều trị sỏi tiết niệu: Nói không với mổ mở
  • Nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser phù hợp với ai? Được thực hiện như thế nào?