Nhận biết sự thành thật và sức thu hút qua đôi mắt
Khi chúng ta không thể hiện bằng lời, chúng ta sẽ giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh nhất: đôi mắt của chúng ta.
Nhận biết sự thành thật và sức thu hút qua đôi mắt
Các chuyên gia nói rằng, trong những khoảnh khắc giao tiếp không lời ngắn ngủi đó, hầu hết mọi người tạo nên ấn tượng đầu tiên của họ. Và khi chúng ta không thể hiện bằng lời, chúng ta sẽ giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh nhất: đôi mắt của chúng ta. Vì vậy, dù chúng ta có cố gắng nói ra những cảm nhận của mình, đôi mắt cũng sẽ thể hiện điều đó.
“Đôi mắt không bao giờ nói dối”. Nếu bạn là fan của bộ phim Scarface, bạn sẽ nhận ra giới hạn kể từ khi Tony Montana nói với người bạn thân nhất của anh ra – Manny, rằng anh ta chắc chắn là vợ của ông chủ anh ta, bà Elvira thích anh ấy.
Anh ấy đã đúng. Ánh mắt của chúng ta thường tiết lộ nhiều suy nghĩ và cảm xúc hơn những gì chúng ta nói ra. Đó là lý do chúng ta hay duy trì tương tác bằng mắt trong những cuộc phỏng vấn để cho thấy sự tự tin, hoặc tại sao chúng ta được nhắc nhở như một đứa trẻ là đừng nhìn chằm chằm vào con chó nuôi trong nhà – việc nhìn quá lâu là một hình thức đe dọa và khống chế. Cả hai ví dụ đều là ngôn ngữ bằng mắt cơ bản mà hầu như mọi người đều nhận thức được và kiểm soát một cách có chủ đích. Vậy, chúng ta có thể học được gì về những biểu hiện vô thức từ việc quan sát ánh mắt của một người?
Nhận biết ai đó đang nói dối qua đôi mắt
Lý thuyết thông thường khiến bạn tin rằng, mọi người thường ngoảnh mặt đi khi họ nói dối. Trên khắp thế giới, ít nhất thì mọi người đều đồng ý như vậy. Một báo cáo vào năm 2010 về hai bài nghiên cứu trên toàn thế giới, được xuất bản trên tạp chí về tâm lý học qua các nền văn hóa nhận thấy, có một niềm tin phổ biến trên 75 quốc gia với 43 thứ ngôn ngữ khác nhau: những người nói dối thường tránh nhìn thẳng. Tuy nhiên, các tác giả lại không đồng tình khi trích dẫn những nghiên cứu mà chỉ ra rằng, con người ngay từ lúc mới sinh đã rất nhạy cảm với những ánh nhìn trực tiếp.
Từ rất sớm, tương tác của mẹ và đứa trẻ sơ sinh đã dựa vào ánh mắt, vì vậy khi người mẹ phá vỡ mối liên hệ qua lại đó, đứa bé sẽ nghĩ rằng đó là sự không bằng lòng của mẹ về điều gì đó, “và ngay sau đó, chúng sẽ suy luận ra sự đánh lừa từ việc lảng tránh ánh nhìn trực tiếp ấy. Mặc dù chúng không tin những người nói sự thật với ánh nhìn đầy ám muội, nhưng hiếm có người nào nhận thức được từ những sai lầm của họ”, tác giả viết. Trên thực tế, những thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người phương Tây nhận biết việc nói dói khoảng 54%, vì vậy việc không thích những cái nhìn trực tiếp có lẽ không phải là phương pháp nhận biết đáng tin cậy.
Blake Eastman – chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đồng thời là người sáng lập ra tập đoàn The Nonverbal – đồng ý rằng bạn không thể sử dụng tương tác bằng mắt như một chuẩn mực để làm căn cứ cho việc ai đó có nói dối hay không được.
“Có thể là họ nhìn ra chỗ khác bởi họ cảm thấy không thoải mái vứi những gì đang diễn ra”, ông nói. “Có thể đó là một sự xấu hổ, ngại ngùng, khi một người nào đó lo lắng trước đám đông. Chẳng có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng không tương tác bằng mắt là nói dối cả.”
Thay vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, người lớn tương tác bằng mắt trung bình khoảng 30 – 60% thời gian trong cuộc đối thoại (theo công ty phần tích truyền thông Qualified Impressions, tạp chí Wall Street Journal đăng). Trong cuộc đối thoại chỉ có hai người, theo đúng chuẩn thì cần duy trì tương tác về mắt từ 7 đến 10 giây – Ben Decker, giám đốc điều hành công ty truyền thông Decker (một hãng tư vấn đào tạo có trụ sở ở Sanfrancisco) trả lời phỏng vấn của tạp chí Wall Street Journal. Vì vậy, nếu một người phá vỡ sự tương tác bằng mắt thì cũng không hẳn anh ta là người không đáng tin.
Tuy nhiên, việc duy trì tần suất tương tác bằng mắt một cách không thường xuyên có thể là tín hiệu đáng nghi ngờ. Bản chất của một người nói dối là anh ta sẽ tìm cách để đánh lừa người khác bao gồm cả việc không phá vỡ sự tương tác bằng mắt, khi đó điều này thường được cho là dấu hiệu tố cáo anh ta nói dối.
Một dấu hiệu khác của việc nói dối có lẽ là tốc độ chớp mắt giảm xuống bởi sự quá tải trong nhận thức – một lý thuyết nói rằng, khi một người trở nên bị lấn át bởi suy nghĩ (hoặc tìm cách để nói dối), tốc độ chớp mắt của anh ta sẽ giảm đột ngột. Tuy vậy, giống như việc không thích nhìn thẳng vào người khác hoặc sự tương tác bằng mắt không thường xuyên, tốc độ chớp mắt giảm cũng chỉ là quan điểm cá nhân về nói dối.
“Bạn đang tìm kiếm sự chuyển biến trong hành vi của một người nào đó”, Eastman giải thích, có rất nhiều loại thuốc thậm chí có thể ảnh hưởng đến tốc độ chớp mắt. “Nếu tôi bảo bạn ngay bây giờ, tôi muốn bạn bước vào một căn phòng và nghĩ ra một câu chuyện hoàn toàn không có thật, điều đó sẽ tạo ra rất nhiều sự quá tải trong nhận thức. Nhưng khi mọi người nói dối, họ không tạo ra được “chất liệu” cho câu chuyện ấy”, Eastman nói. Thay vào đó, họ sử dụng những ký ức, những gì họ biết, vì vậy câu chuyện ấy không hoàn toàn là hư cấu, và hóa ra là, điều này có thể không gây ra nhiều quá tải trong nhận thức và tốc độ chớp mắt giảm đến vậy.
“Chúng ta không thể nói rằng nếu một người làm điều X nào đó thì có nghĩa là họ đang nói dối được...Chẳng bao giờ là đơn giản... Nhận biết lời nói dối là điều khó nhất để làm.
Khi ai đó bị thu hút bởi bạn
Những chuyên gia tư vấn chuyện hẹn hò sẽ nói cho bạn rằng việc duy trì một ánh nhìn mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm. Chúng ta sẽ nhìn ra chỗ khác nếu chúng ta không muốn tìm hiểu về đối phương, phải không? Vì thế, chính sự quan tâm thật sự khiến chúng ta đưa ánh nhìn về phía đối tượng đó, chúng ta trở nên hào hứng và trong quá trình đó, con ngươi của chúng ta giãn nở.
Theo Eastman, có mối tương quan mạnh mẽ giữa sự quan tâm và chuyển động đặc trưng của đôi mắt như sự giãn nở của đồng tử hay tốc độ chớp mắt. Mắt của chúng ta giãn nở tự nhiên để cho ánh sáng vào mắt nhiều hơn, những sự giãn nở đồng tử cũng xảy ra để đáp trả những sự việc mang tính cảm xúc cũng như sự việc thuộc về nhận thức. vì vậy, khi chúng ta quan tâm hoặc theo cách nào đó bị kích thích về mặt cảm xúc – dù tích cực hay tiêu cực – tủy theo cách nhìn của chúng ta, đồng tử sẽ giãn nở.
Trên thực tế, nam giới có xu hướng bị hấp dẫn bởi nữ giới với đồng tử mở to hơn. Ở Italia, hơn năm thế kỳ trước, người phụ nữ đã sử dụng chiết xuất từ cây cà dược làm giãn nở đòng tử của họ để trở nên hấp dẫn hơn. (Theo Scientific American)
Tốc độ chớp mắt tăng, trong một vài trường hợp là dấu hiệu khác cho thấy chúng ta đang muốn quyến rũ một người nào đó. Đối với một vài người, tốc độ chớp mắt nhanh khi chúng ta cảm thấy hào hững, Eastman giải thích, vì vậy, chớp mắt liên tục (hơn 10 lần/phút) có thể là tín hiệu ai đó đã bị thu hút bởi bạn.
Đọc được suy nghĩ của người khác
Càng nhiều thông tin thì sẽ càng có nhiều đồng tử càng giãn nở, tốc độ chớp mắt càng nhanh và tương tác bằng mắt sẽ càng kéo dài bất thường. Theo Eastman, các cơ xung quanh mắt sẽ phát ra thông điệp mạnh nhất bởi chúng “ra lệnh” cho cảm xúc của chúng ta.
Nếu không có những cơ mắt này, việc liếc nhìn sẽ không thể hiện được sự bối rối, ngượng ngập. Sự rướn mày sẽ không làm lộ ra rằng bạn đang sốc. Những mẫu đồ lót cũng sẽ không có sức quyến rũ đến thế.
Nhưng quan trọng nhất, bạn sẽ không sở hữu những biểu hiện đặc trưng trên gương mặt. Vì vậy, trong khi ấn tượng ban đầu rất quan trọng và chúng ra muốn biết chắc chắn xem ai đó có đang nói dối hay đồng nghiệp có bị thu hút bởi chúng ta hay không thì có lẽ chúng ta chỉ có thể đọc được chính xác ánh mắt của những người mà chúng ta yêu thương mà thôi.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Theo: Medical Daily