Nhận biết sớm viêm màng não mủ ở người lớn

Viêm màng não là căn bệnh không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn có thể xảy ra với bất cứ ai. Trong đó viêm màng não mủ ở người lớn có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Nhận biết sớm các đặc điểm của bệnh viêm màng não mủ ở người lớn là điều cần thiết để phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.

Nhận biết sớm viêm màng não mủ ở người lớn Nhận biết sớm viêm màng não mủ ở người lớn

Viêm màng não là căn bệnh không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn có thể xảy ra với bất cứ ai. Trong đó viêm màng não mủ ở người lớn có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Nhận biết sớm các đặc điểm của bệnh là điều cần thiết để phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.

Viêm màng não mủ ở người lớn có nguy hiểm không?

Màng não có tác dụng bảo vệ xung quanh não và tủy sống, khi màng não bị nhiễm trùng, mưng mủ, bị vi rút ký sinh sẽ gây nên bệnh viêm màng não mủ ở người lớn.

Tỷ lệ tỉ vong đối với bệnh này người lớn lên tới 30 – 40%, trong khi đó những người sống sót thường có nhiều di chứng như tâm thần, điếc, giảm trí nhớ, liệt các chi hoặc liệt nửa người, viêm phổi, viêm thận...

Bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào màng não. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu, buồn nôn, sốt cao, bị co giật hoặc phát ban, rét run từng cơn, tụt huyết áp, nước tiểu ít...

Bệnh tiến triển rất nhanh chỉ trong 1 – 2 ngày sau đó, người bệnh có thể hôn mê, xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ tử vong nếu không kịp thời điều trị. Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh này còn có nguy cơ lây lan nên dễ phát thành dịch, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Một số nguyên nhân gây bệnh

vicare.vn-nhan-biet-som-viem-mang-nao-mu-o-nguoi-lon-body-1

Bệnh viêm màng não mủ ở người lớn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các loại vi khuẩn và lây lan qua đường nước bọt, vật dụng chung,...

Các vi khuẩn gây bệnh thường từ vị trí tai mũi họng, phổi đi theo đường máu vào trong não hoặc cũng có thể đi trực tiếp vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ...

Vì thế, để phòng tránh bệnh, những người có các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, suy giảm miễn dịch nên đi thăm khám định kỳ để sớm phát hiệu con bệnh.

Một số vi khuẩn gây bệnh người lớn như:

  • Viêm màng não do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) thường gặp ở mũi và họng gây nên. Vi khuẩn HIB có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt do hắt hơi.
  • Viêm màng não mủ ở người lớn còn do não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Nguy cơ mắc bệnh cao thường xuất hiện vào mùa xuân hè, lây lan qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân của người bị bệnh. Hoặc do loại vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên.

Điều trị và phòng tránh viêm màng não mủ ở người lớn

Khi nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu đau đầu, sốt cao 39 đến 40 độ, phát ban, co giật,... nên đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ.

Những người nghiện rượu, có tiền sử bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, từng bị chấn thương hoặc vết thương sọ não thường có nguy cơ cao bị viêm màng não mủ, vì vậy nên chú ý vấn đề vệ sinh thân thể và thăm khám ngay khi có triệu chứng để phòng ngừa bệnh.

vicare.vn-nhan-biet-som-viem-mang-nao-mu-o-nguoi-lon-body-2

Đối với trẻ em, để phòng tránh viêm màng não mủ, nên tiêm vaccine phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và đồng thời những người lớn ở trong vùng bệnh dịch cũng nên tiêm vaccine để phòng tránh. Ngoài biện pháp tiêm vắc xin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Viêm màng não mủ ở người lớn là tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong và biến chứng nặng nề. Viêm màng não mủ xuất hiện do vi khuẩn và có thể lây lan qua đường tai mũi họng. Vì vậy, việc tiêm vaccine cho trẻ em và đối với người lớn nên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, có lối sinh hoạt lành mạnh là cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm màng não như thế nào?
  • Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?