Nguyên nhân và cách điều trị thủy đậu không để lại di chứng

Thủy đậu là bệnh ngoài da và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh thủy đậu tưởng chừng chỉ ảnh hưởng ngoài da nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân và cách điều trị thủy đậu không để lại di chứng Nguyên nhân và cách điều trị thủy đậu không để lại di chứng

Nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có nguy cơ dễ mắc nhất là vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6 do virus Varicella Zoster gây ra. Virus này sẽ dễ dàng lây truyền thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người mắc. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thủy đậu, trong đó trẻ em từ 2 – 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên có nguy cơ bị mắc bệnh cao nhất.

Thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 13 đến 15 ngày trước khi phát bệnh và trải qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, các dấu hiệu để nhận biết bệnh thủy đậu như người bệnh bị sốt cao từ 39 – 40 độ, đồng thời có cảm giác uể oải, chán ăn, đau nhức toàn thân. Sau khoảng 12 đến 24 giờ sau người bệnh sẽ bước sang giai đoạn 2. Khi bước sang giai đoạn 2, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban rải rác khắp người, thậm chí là mọc trong miệng, đường tiêu hóa. Sau vài ngày, các nốt ban sẽ chuyển thành mụn nước, dần dần có dịch mụn và gây ngứa. Ở giai đoạn 3, các nốt mụn này bắt đầu khô, đóng vẩy và hồi phục hoàn toàn trong khoảng 1 đến 2 tuần đối với trường hợp bị thủy đậu nhẹ.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Di chứng không ngờ do thủy đậu

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-thuy-dau-khong-de-lai-di-chung-body-1

Trong suốt cuộc đời thì hầu như ai cũng từng mắc thủy đậu một lần. Thủy đậu tuy là bệnh ngoài da, nhưng nếu chủ quan sẽ để lại di chứng nặng nề. Nhẹ thì bị viêm da bội nhiễm và để lại sẹo rỗ, sẹo lồi ở các nốt thủy đậu, còn nặng thì suy gan, suy tạng.

Nguyên nhân di chứng không ngờ do thủy đậu là do người bệnh không phát hiện đúng bệnh nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trị sốt, trị đau đầu thông thường... kéo dài dẫn tới các vết thủy đậu to hơn bình thường, xuất huyết trong nốt phỏng, rối loạn đông máu trầm trọng, thậm chí tử vong.

Thêm vào đó, trong quá trình bị thủy đậu mà sử dụng các thuốc chứa corticoid có thể gây giảm miễn dịch, khiến virus bùng phát mạnh mẽ hơn, diễn biến bệnh khó lường hơn. Trường hợp người bị thủy đậu có tiền sử lupus ban đỏ có nguy cơ biến chứng viêm phổi nặng sau thủy đậu. Bệnh thủy đậu lành tính và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên đối với những cơ địa đặc biệt mà không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiễm độc da toàn thân, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê...

Cách điều trị bệnh thủy đậu không để lại di chứng

Khi đã xác định được bệnh thủy đậu, nên có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý để bệnh chóng khỏi mà không để lại di chứng. Trong quá trình điều trị bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mát và cấp nước như cháo đậu xanh, cháo lá sen, súp gà, nước hầm xương,...

Lưu ý trong quá trình điều trị không nên gãi hoặc làm vỡ các vết bọng nước do thủy đậu để tránh vi khuẩn lây lan qua vùng da khác. Đặc biệt, nếu trẻ em bị thủy đậu, bố mẹ nên trông chừng kỹ lưỡng hơn, đồng thời vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân thường xuyên, tránh mặc đồ quá dày quá bí để trẻ không cảm thấy khó chịu. Đến giai đoạn nốt phỏng bị vỡ, nên bôi thuốc xanh methylen để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây thủy đậu và ngăn nguy cơ bị sẹo. Trong trường hợp vết phỏng bị loét nên sử dụng oxy già để rửa trước khi bôi thuốc.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-thuy-dau-khong-de-lai-di-chung-body-2

Đối với trường hợp người có cơ địa đặc biệt hoặc có tiền sử các bệnh ngoài da thì nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất, tránh nguy cơ, biến chứng đáng tiếc.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là tiêm văcxin. Tiêm vắc xin tránh được căn bệnh này hoàn toàn hoặc giảm nguy cơ biến chứng khi bị bệnh.

Xem thêm:

  • Những thói quen chữa thủy đậu khiến bệnh càng nặng và để lại sẹo
  • Mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm hay không?
  • Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách chăm sóc trẻ nhỏ khi bị thủy đậu