Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, dù là nam hay nữ. Điều này gây khó chịu cho những người xung quanh và đôi khi, chính bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy. Vậy thì nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ là gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, dù là nam hay nữ. Điều này gây khó chịu cho những người xung quanh và đôi khi, chính bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy. Vậy thì nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ là gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Những điều cần biết về ngủ ngáy
Ngủ ngáy là gì?
Ngủ ngáy là một dạng triệu chứng biểu hiện khi bệnh nhân đang ngủ. Khi bệnh nhân hít thở, lượng khí đi vào nhưng do phải đi qua một vùng hẹp hơn so với bình thường, làm cho các niêm mạc mô xung quanh rung và tạo thành âm thanh – người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp hơn này tùy theo người mà có thể ở vị trí mũi, ở miệng hay ở họng.
Các cấp độ ngủ ngáy
Hiện nay, hiện tượng ngáy ngủ có thể được chia thành 3 cấp độ chính:
- Cấp độ 1: ngáy không nhiều, tiếng ngáy nhỏ và nếu nằm nghiêng sẽ không còn ngáy nữa.
- Cấp độ 2: ngáy vừa, tiếng ngáy to hơn một chút và tương tự như cấp độ 1, nếu người bệnh nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.
- Cấp độ 3: ngáy liên tục với âm thanh rất to, dù nằm ở tư thế nào cũng có hiện tượng ngáy; đi kèm với ngáy là nhiều triệu chứng khác như nghẹt thở nhất thời. Sau khi thức dậy, bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi và uể oải. Ngáy ở cấp độ này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
2. Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ
- Nguyên nhân gây ra ngủ ngáy
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
- Thừa cân – béo phì
Việc tăng cân nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe và đây cũng là nguyên nhân lớn gây ra tiếng ngáy của nam giới. Tại sao lại vậy?
Theo nhiều nghiên cứu, nam giới có xu hướng tăng cân vùng cổ. Vì thế, các mô mỡ hình thành quanh cỗ sẽ chèn ép và làm đường thở hẹp lại, không khí khó lưu thông, gây ra âm thanh ngáy.
- Uống nhiều rượu
Không thể phủ nhận rượu có khả năng an thần và thư giãn rất tốt, thậm chí kích thích lưu thông máu và trao đổi chất của cơ thể, nhưng chỉ khi nó được sử dụng với mức độ vừa phải.
Nếu bạn uống quá nhiều, các cơ phía sau của vùng họng sẽ bị chèn ép và vì thế gây ra tiếng ngáy khi ngủ. Tương tự như vậy, thuốc ngủ, thuốc kháng Histamin và thuốc an thần cũng gây ngáy với cơ chế này.
- Hút thuốc lá
Theo nhiều thống kê, người hút thuốc lá có khả năng bị ngủ ngáy gấp 2 lần so với người bình thường. Các nghiên cứu đã chứng minh khói thuốc lá sẽ kích thích vùng niêm mạc khoang mũi và niêm mạc họng sưng tấy, viêm đỏ. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy khí khó lưu thông nếu bạn thở bằng mũi, đặc biệt là trong khi ngủ. Điều này cũng sẽ gây ra tiếng ngáy, thậm chí là ngáy lớn.
Bên cạnh đó, những đối tượng hít khói thuốc thụ động cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
- Tư thế ngủ
Đôi khi, tùy theo cơ địa mà tư thế ngủ nằm ngửa cũng có thể nguyên nhân gây ra bệnh ngáy ngủ. Điều này được giải thích là do khi nằm ngửa, trọng lực sẽ tác động lên khu vực đường hô hấp trên, lưỡi và phần vòm miệng mềm sẽ tụt ra phía sau, làm hẹp đường thở, tạo ra tiếng ngáy.
- Dị ứng
Một số loại viêm mũi dị ứng sẽ gây nghẹt mũi và tạo ra tiếng ngáy khi ngủ do sự sưng tấy vùng niêm mạc mũi – họng, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Thở bằng miệng khi ngủ
Khi ngủ, nếu ta thở bằng mũi, không khí sẽ lần lượt di chuyển qua phần cong của vòm miệng vào họng mà không tạo ra tiếng động.
Tuy nhiên, nếu bạn thở bằng miệng khi ngủ, không khí sẽ va ngay vào mặt sau của họng, khiến mô mềm rung lắc mạnh, tạo ra âm thanh khó chịu.
Một số phương pháp điều trị ngủ ngáy hiện nay
Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh ngáy mà bạn sẽ có các phương pháp điều trị cơ bản sau:
- Giảm cân hợp lý, kết hợp chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động khoa học.
- Hạn chế uống rượu ít nhất 4 tiếng trước khi ngủ. Nếu không cần thiết, không nên sử dụng thuốc an thần hay bất kỳ loại thuốc nào có cơ chế làm cơ cuống họng chùng xuống.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Điều chỉnh tư thế ngủ: nằm nghiêng hoặc nếu nằm ngửa, nên kê thêm gối ở vị trí hơi nghiêng, giúp cho đường hô hấp sau họng thông khí.
- Nếu ngáy do dị ứng, hãy tìm gặp bác sỹ để nhận điều trị theo loại dị ứng của mình.
- Thử sử dụng một số thiết bị hỗ trợ và hạn chế việc thở bằng miệng khi ngủ.
Tuy nhiên, trước tiên bạn cần phải đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngáy của bạn là gì. Lúc này, nếu như mọi phương pháp trên đều vô hiệu, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật bằng laser để đốt phần mềm cuống họng, tạo ra vùng thở rộng và thoáng khí.
Qua bài viết này, HoiBenh hy vọng bạn đọc đã biết rõ hơn về hiện tượng ngáy ngủ cũng như một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngáy khi ngủ. Nếu như bạn hay người thân trong gia đình gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để thăm khám – điều trị nhanh nhất, không chỉ để bảo vệ sức khỏe của người đó mà còn giúp cả gia đình có giấc ngủ ngon.
Xem thêm:
- Chữa ngáy khi ngủ bằng mẹo dân gian
- Tại sao nhiều người lại ngáy to khi ngủ
- Tại sao khi tiếp xúc với vật nuôi trẻ lại dễ mắc chứng ngủ ngáy?