Nguyên nhân và cách cải thiện hôi miệng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ? Trẻ khỏe mạnh (và cả người lớn) đôi khi có hơi thở hôi, hoặc hôi miệng. Thủ phạm có thể là:

Nguyên nhân và cách cải thiện hôi miệng ở trẻ nhỏ Nguyên nhân và cách cải thiện hôi miệng ở trẻ nhỏ

Khi răng bé chưa mọc đủ, chuyện răng miệng của bé đôi khi bị các bệnh phụ huynh chủ quan. Mọi người cho rằng miệng bé khá sạch, chưa cần thiết phải đánh răng như người lớn. Đây là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Nếu một ngày thấy miệng con bạn có mùi hôi thì hãy nhớ tới những thông tin trong bài viết dưới đây của HoiBenh

1. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ?

Trẻ khỏe mạnh (và cả người lớn) đôi khi có hơi thở hôi, hoặc hôi miệng. Thủ phạm có thể là:

  • Khô miệng. Nếu bé thở bằng miệng - vì bị nghẹt mũi, các vi khuẩn tích tụ trong miệng.
  • Dị vật: hạt đậu, đỗ, món đồ chơi nhỏ, hoặc một đồ vật nào đó bé nhét vào mũi có thể gây hôi miệng. Điều này đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, chưa nhận biết hết được đồ vật.
  • Vệ sinh kém: bình thường vi khuẩn sống trong miệng và tương tác với các hạt thức ăn còn sót lại - giữa khe răng, nướu, lưỡi, hoặc trên bề mặt amiđan sau cổ họng của trẻ. Gây nên hôi miệng, đặc biệt là nếu thức ăn ở trong miệng một thời gian dài.
  • Sâu răng, cao răng tích tụ, hoặc áp xe răng. Có thể ảnh hưởng đến răng của trẻ ở mọi lứa tuổi và gây hôi miệng. (Bệnh nướu răng, hoặc viêm lợi, là một thủ phạm gây hôi miệng người lớn, nhưng ít ảnh hưởng đến trẻ em.)
  • Ăn thực phẩm cay. Nếu con bạn thích ăn tỏi và hành tây, chúng cũng ảnh hưởng đến hơi thở.
  • Bệnh: viêm xoang, viêm amiđan, hoặc thậm chí dị ứng theo mùa gây hôi miệng. Và một số trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày (trào ngược thức ăn) cũng có hơi thở hôi.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-hoi-mieng-o-tre-nho-body-2

2. Tôi có thể làm gì khi con bị hôi miệng?

Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất.

Nếu bé còn nhỏ, chải sạch răng và nướu sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cũng có thể chải lưỡi một cách nhẹ nhàng. (Không cần sử dụng kem đánh răng ở độ tuổi này.)

Khi bé lớn hơn, đánh răng (dạy bé đánh răng) ít nhất hai lần một ngày và thêm một lần trước khi đi ngủ. Dùng một chút kem đánh răng cỡ bằng hạt gạo (hoặc bôi một lớp thật mỏng). Sau sinh nhật thứ hai của bé, sử dụng lượng kem đánh răng cỡ bằng hạt đỗ, và khi bé được 5 tuổi, kem đánh răng cỡ bằng một hạt đậu nhỏ.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-hoi-mieng-o-tre-nho-body-1
Nên dạy trẻ cách tự đánh răng sớm

Tìm hiểu thêm về mọc răng và chăm sóc răng cho trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu thêm về chăm sóc răng cho trẻ em.

Đưa bé đi khám nha khoa định kỳ để đảm bảo răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh. Nếu bé vẫn bị hôi miệng, đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước nếu bé có thói quen mút tay, và thường xuyên rửa đồ chơi. Nếu bé dùng núm vú giả, khử trùng bằng cách cho vào máy rửa chén hoặc thả vào nước sôi.

Cuối cùng, đừng làm cho bé cảm thấy tự ti về hơi thở hôi của mình. Có thể bé sẽ cảm thấy bối rối nhưng hãy cố gắng để cải thiện tình hình.

3. Bé có nên sử dụng nước súc miệng?

Không nên, bởi vì nước súc miệng sẽ chỉ che dấu vấn đề tạm thời. (Bên cạnh đó, nếu con bạn chưa được tuổi đi học, bé sẽ gặp khó khăn khi nhổ) Chỉ cần bé đánh răng hàng ngày là đủ.

Vấn đề răng miệng của trẻ nhỏ nên được quan tâm từ sớm. Hy vọng bài viết trên của HoiBenh sẽ giúp ích được cho bạn.

Nguồn: Baby Center