Nguyên nhân và biểu hiện sót nhau thai sau sinh: Xem ngay bài viết này

Sót rau là một biến chứng sản khoa không phổ biến nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ rất nhiều. Nguyên nhân sót nhau thai sau sinh cũng rất đa dạng và ở mỗi người thì có những biểu hiện của sót nhau thai sau sinh không hoàn toàn giống nhau, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về sót nhau thai sau khi sinh.

Nguyên nhân và biểu hiện sót nhau thai sau sinh: Xem ngay bài viết này Nguyên nhân và biểu hiện sót nhau thai sau sinh: Xem ngay bài viết này

Sót rau là một biến chứng sản khoa không phổ biến nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ rất nhiều. Nguyên nhân sót nhau thai sau sinh cũng rất đa dạng và ở mỗi người thì có những biểu hiện của sót nhau thai sau sinh không hoàn toàn giống nhau, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về sót nhau thai sau khi sinh.

Quá trình sổ nhau thai sinh lí diễn ra như thế nào?

Sau khi em bé được đưa ra ngoài thì quá trình sinh nở chưa hoàn toàn kết thúc, quá trình này chỉ kết thúc khi nhau thai được tống hoàn toàn ra khỏi tử cung

Thông thường sau khi em bé ra ngoài bằng đường âm đạo thì nhau thai cũng được đẩy ra theo tự nhiên hoặc có sự can thiệp của bác sĩ.

Các bác sĩ có thể tiêm vào bắp đùi người mẹ một số thuốc như syntometrine, ergometrine, oxytocin khi em bé sắp chào đời để nhau thai có thể ra ngay sau đó, những loại thuốc này khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn, có lực tống nhau thai ra ngoài

Tuy nhiên trong một số trường hợp bất thường, nhau thai không được tống hết ra khỏi tử cung mà sót lại một phần trong đó, người ta gọi hiện tượng này là sót nhau thai sau sinh.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-bieu-hien-sot-nhau-thai-sau-sinh-xem-ngay-bai-viet-nay-body-1

Nguyên nhân sót nhau thai sau sinh là gì?

Sót nhau thai sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân chính thường gặp nhất là:

Cơ địa của người phụ nữ: có nhiều người phụ nữ,do cơ địa mà nhau thai bám rất sâu vào thành tử cung, vì vậy sau khi em bé thoát ra khỏi tử cung, nhau thai không thể sổ hết ra ngoài được dẫn đến sót nhau

Do nhau thai bám xung quanh toàn bộ tử cung, che kín cổ tử cung ngay cả khi cổ tử cung đã mở, việc này có thể làm cản trở nhau thai thoát ra ngoài sau khi em bé ra đời

Do tình trạng sức khỏe của người mẹ mà trong quá trình sinh nở,, các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy hết nhau thai ra ngoài gây sót nhau thai ở trong tử cung.

Với những người đã từng mổ đẻ hoặc phẫu thuật tử cung trong thời gian gần sinh em bé tiếp theo thì trong quá trình sinh nở này, nhau thai có thể dính vào vết sẹo của cuộc sinh mổ hay phẫu thuật tử cung trước đó và không thoát ra ngoài được.

Nếu người mẹ đã từng nạo phá thai trước đó hoặc đang mắc bệnh phụ khoa khiến tử cung bị viêm nhiễm nhưng chưa điều trị dứt điểm thì khi sinh con , nhau thai cũng có thể còn sót lại.

Do chất lượng bệnh viện và trình độ chuyên môn của các bác sĩ tại nơi sinh nở của sản phụ không đáp ứng được yêu cầu, có thể phạm sai lầm khiến mẹ bị sót nhau thai.

Các mẹ nên tìm hiểu kĩ về tình trạng này để tránh mắc phải những yếu tố nguy cơ dẫn đến sót nhau thai và gây ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.

Biểu hiện sót nhau thai sau sinh

Một số biểu hiện giúp mẹ sớm phát hiện ra tình trạng của mình để có thể xử trí kịp thời

Sau khi mới sinh em bé xong, mẹ sẽ có hiện tượng tiết sản dịch, đây là một dấu hiệu rất quan trọng, nên mẹ cần để ý đến tính chất, số lượng sản dịch của mình khi mới sinh xong, nếu thấy sản dịch không giảm theo thời gian mà còn có mùi hôi, dịch nhờn màu đen thì có thể mẹ đã bị sót nhau thai, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và xử trí kịp thời.

Sau khi em bé ra khỏi tử cung thì sẽ là giai đoạn tống nhau thai ra ngoài,nếu thấy phần nhau thai đi kèm không được nguyên vẹn và có dấu hiệu bị rách thì có thể mẹ đã bị sót nhau thai trong buồng tử cung.

Đau bụng dưới thường xuyên sau khi sinh cũng là một dấu hiệu mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu mức độ ngày càng tăng và thường xuyên, kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ hoặc nặng tùy tình trạng của mỗi người thì mẹ cần đi khám ngay vì rất có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng do sót nhau thai

Thông thường với những mẹ sinh thường, sữa có thể về ngay hoặc sau 1-2 ngày, với những mẹ sinh mổ, thời gian có thể là 2-3 ngày, nếu sữa mẹ về chậm, sữa tiết ra không thường xuyên, nhiều khi không đủ cho bé bú, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng dưới,sản dịch tiết ra nhiều, mùi hôi, mẹ nên đi kiểm tra hoặc báo lại ngay với bác sĩ của mình

Xuất hiện những cơn co thắt tử cung sau sinh, nặng hơn có thể là băng huyết, chảy máu âm đạo nhiều, không cầm được.

Đặc biệt với những mẹ sinh con ở độ tuổi không còn trẻ thì cần phải đặc biệt chú ý những dấu hiệu này do nguy cơ băng huyết và sót nhau rất cao.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-bieu-hien-sot-nhau-thai-sau-sinh-xem-ngay-bai-viet-nay-body-2

Cách xử trí khi sót nhau thai

Thông thường các bác sĩ sẽ lấy hết nhau thai bằng cách thủ công, dùng tay, tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ gây ra nhiễm trùng sau sinh cho thai phụ. Các loại thuốc làm giãn tử cung cũng có thể được sử dụng để tống nhau thai ra ngoài

Động tác cho con bú cũng khiến kích thích tử cung co bóp và có thể đẩy nhau thai ra ngoài, đôi khi đi tiểu cũng góp phần đẩy nhau thai ra ngoài.

Trong trường hợp các biện pháp thông thường không có hiệu quả thì phẫu thuật lấy nhau thai ra ngoài là biện pháp bắt buộc để không gây ra những biến chứng nặng nề.

Mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện sót nhau thai sau sinh, vì biến chứng này có thể gây ra nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ. khi nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào sau sinh, mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và được xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm:

  • Làm sao để mẹ biết mình có bị sót nhau thai sau sinh hay không?
  • Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận
  • Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo