Nguyên nhân, triệu chứng viêm màng não mô cầu mà bạn nên biết

Bệnh viêm màng não mô cầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vì đặc điểm của bệnh là lây qua đường hô hấp nên tốc độ phát tán bệnh rất nhanh và nguy hiểm. Bởi vậy bạn cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm màng não mô cầu mà bạn nên biết Nguyên nhân, triệu chứng viêm màng não mô cầu mà bạn nên biết

Bệnh viêm não mô cầu là gì?

Bệnh viêm màng não mô cầu (gọi gọn là viêm não mô cầu) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân gây ra chủ yếu là do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác, bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm là do nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người (ổ chứa duy nhất).

Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y...

Bệnh có thể xảy ra khắp nơi, dễ gây thành dịch do dễ lây lan.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-viem-mang-nao-mo-cau-ma-ban-nen-biet-body-1

Theo trang Khoahoc, tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.

Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người, điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân.

2. Nguyên nhân và đường lây truyền viêm não mô cầu

- Vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn (phân biệt với viêm màng não do virus).

- Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu, và người lành mang vi khuẩn (mang vi trùng nhưng không mắc bệnh, vi trùng thường trú ở vùng họng mũi).

- Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh.

- Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại.

- May mắn là những vi khuẩn này không phải là truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm, tức là không lây qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí.

- Đôi khi vi khuẩn Neisseria meningitidis lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não.

- Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

- Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-viem-mang-nao-mo-cau-ma-ban-nen-biet-body-3

3. Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu

Khuẩn màng não cầu có thể phát triển thành bệnh màng não cầu xâm lấn và gây ra một loạt các triệu chứng như sau:

Các triệu chứng viêm màng não mô cầu ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể nhận thấy bao gồm: Sốt, bỏ bú, quấy khóc, vật vã, rên, cực kỳ mệt mỏi, không thích bế ẵm, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, tránh ánh sáng (sợ ánh sáng), lơ mơ, co giật, phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc đám bầm tím lớn.

Triệu chứng viêm màng não mô cầu ở trẻ lớn và người lớn

Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn ở trẻ lớn và người lớn được thể hiện qua một số biểu hiện sau: Sốt, đau đầu, chán ăn, cứng gáy, khó chịu khi nhìn vào ánh sáng (sợ ánh sáng), buồn nôn và/hoặc nôn, tiêu chảy, đau hoặc nhức cơ, khớp đau hoặc sưng, khó đi lại, cảm giác không khỏe, rên, nói lảm nhảm, lơ mơ, lú lẫn, bất tỉnh, phát ban là những chấm màu đỏ hoặc tím hoặc vết bầm tím lớn.

4. Biến chứng, hậu quả do vi khuẩn não mô cầu gây ra

Người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể nhiễm khuẩn đường huyết. Bệnh nhân sốt rất cao, lên tới 40-41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân.

Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da, làm bong da...

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn.

Tuy nhiên, một số người ngay khi khởi phát bệnh đã có những triệu chứng của viêm màng não. Những người nhiễm não mô cầu bị viêm màng não thường bị sốt đột ngột 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Bệnh viêm màng não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm, vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng.

Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-viem-mang-nao-mo-cau-ma-ban-nen-biet-body-2

5. Cách phòng bệnh viêm não mô cầu

Nếu ở trong vùng có bệnh, bạn cần lưu ý:

  • Phòng để không trúng phải hoặc hít phải các chất tiết đường hô hấp của người khác bắn ra bằng cách: khi đến chỗ đông người như chợ, bến xe, tàu, nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ.

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường 3 lần/ngày.

  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.

  • Chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu tại các cơ sở tiêm chủng.