Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phổi mãn tính
Viêm phổi mãn tính là một trong những bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp. Đây là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh đặc biệt trong những ngày trời mưa lạnh hay khi thời tiết thay đổi.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phổi mãn tính
Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh để có thể phát hiện bệnh sớm bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp.
1. Viêm phổi mãn tính là gì?
Viêm phổi mạn tính là tình trạng phổi của bệnh nhân bị viêm đi viêm lại nhiều lần. Mặc dù bệnh nhân có thể khỏi bệnh ở một thời điểm nhưng bệnh viêm phổi này lại có thể tái phát nhiều lần, việc tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra viêm phổi mãn tính
- Do các loại vi khuẩn: Vi khuẩn Nocardia, Actinomyces israelii,hoặc một số loại viêm phổi hạt xảy ra do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
- Ngoài ra, nấm Coccidioides immitis cũng có khả năng gây ra viêm phổi mãn tính.
- Viêm phổi mãn tính cũng có thể bắt đầu từ các bệnh lý như: sởi, ho gà, cúm; khi các bệnh lý này không được điều trị dứt điểm nó sẽ dẫn đến biến chứng.
- Môi trường làm việc của bệnh nhân phải tiếp xúc với virut, vi khuẩn, hóa chất độc hại, khói bụi, thuốc lá. Điều này dẫn đến nguy cơ viêm phổi tăng cao.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng cũng .
- Những người có hệ miễn dịch bị suy nhược nguy cơ mắc viêm phổi mãn tính cao vì bệnh này có xu hướng phát triển bởi một chứng bệnh khác đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch trước đó của người bệnh.
3. Triệu chứng của viêm phổi mãn tính
Khi mắc phải bệnh viêm phổi mãn tính, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu sau:
- Bệnh nhân sốt trên một tuần, một số trường hợp đi kèm theo sốt là có cảm giác ớn lạnh.
- Người bị viêm phổi mãn tính sẽ có dấu hiệu : Đau ngực.Cơn đau sẽ thể hiện rõ rệt khi bệnh nhân hít thở sâu cạn. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn vùng ngực.
- Tình trạng ho có đờm và ho kéo dài hơn ba tuần. Có trường hợp ho ra máu.
- Xuất hiện hiện tượng sưng hạch bạch huyết (tuyến) ở cổ
- Có dấu hiệu buồn ngủ, thở dốc, mệt mỏi, viêm mũi, đau cơ và đau cơ thể, nhức đầu, đổ mồ hôi trộm.
- Các triệu chứng khó chịu của bạn sẽ trở lại sau khi bạn dừng kháng sinh.
4. Chẩn đoán viêm phổi mãn tính
Các xét nghiệm sau có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán được viêm phổi mãn tính:
- Xét nghiệm máu. Có thể xác nhận nhiễm trùng nhưng không xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng.
- Xét nghiệm đờm: giúp xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng.
- CT scan phổi. Tiến hành xét nghiệm này nhằm cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn và chi tiết hơn về tình trạng phổi của bệnh nhân.
- Nội soi phế quản. Khi các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nghiêm trọng, hoặc người bệnh nhập viện và cơ thể không phản ứng tốt với thuốc kháng sinh bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này nhằm mục đích nhìn vào đường hô hấp trong phổi.
- Xét nghiệm dịch phổi. giúp xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng.
- Xét nghiệm nước tiểu: nhằm phát hiện ra vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Legionella pneumophila.
5. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi mãn tính
- Kháng sinh là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu để áp dụng trong chữa bệnh viêm phổi mãn tính.
- Có hai cách dùng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi mãn tính đó là dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Nếu trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do các loại nấm, thì hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm, vì vậy bệnh nhân cần điều trị tích cực.
- Khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng, giải pháp cung cấp oxy sẽ được áp dụng nhằm cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
- Ngoài ra bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), và acetaminophen (Tylenol) để giảm đau và sốt khi cần thiết. Trường hợp bệnh nhân ho nhiều, có thể sử dụng thuốc ho để làm dịu cơn ho giúp người bệnh có thể nghỉ ngơi.
6. Một số lưu ý trong điều trị viêm phổi mãn tính
- Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường về đường hô hấp thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để. Không nên tự ý mua thuốc bên ngoài khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Viêm phổi mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì nó sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào.
- Trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi mãn tính, bạn không nên sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích và đặc biệt không nên hút thuốc lá. Vì những tác nhân trên sẽ làm cho bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Khi môi trường làm việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất người bệnh nên trang bị cho mình khẩu trang hay những vật dụng giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên cần uống nhiều nước vì nước giúp làm lỏng chất nhầy bên trong phổi. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, các vitamin cho cơ thể nhằm nâng cao sức đề kháng, hỗ trị điều trị có hiệu quả.
- Người bệnh nên cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh.
Một số trường hợp có nhiều người lại cho rằng viêm phổi mãn tính lại giống với viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng thật chất, 2 bệnh lý này lại khác nhau. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD là tình trạng tắc nghẽn lưu thông của đường khí, sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ, có khi kèm theo tăng phản ứng phế quản. COPD thực chất là tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản với tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục.
Trên đây là những thông tin về viêm phổi mãn tính. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn hiểu thêm về bệnh và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả.
Xem thêm:
- Có triệu chứng viêm phổi này, trẻ sơ sinh cần nhập viện
- Những thực phẩm nào người bệnh viêm phổi nên ăn?