Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Bệnh sởi là một trong những căn bệnh xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là trẻ em. Bệnh mặc dù không gây ra tử vong nhưng khiến cho cuộc sống, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh sởi hiệu quả ngay sau đây.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Bệnh sởi là một trong những căn bệnh xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là trẻ em. Bệnh mặc dù không gây ra tử vong nhưng khiến cho cuộc sống, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh sởi hiệu quả ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là do nhóm Paramyxovirus – đây là loại vi rút tồn tại ở trong máu, họng của bệnh nhân trong giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh đến thời gian ngắn sau khi phát ban.
Bệnh này rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, lây trực tiếp từ bệnh nhân thông qua ho, nói chuyện, hắt hơi.. và một số ít lây qua gián tiếp. Do đó bệnh rất dễ lây nhiễm trên diện rộng thành dịch sởi với những biến chứng nặng nề.
Triệu chứng của bệnh sởi
Triệu chứng của bệnh sởi được chia thành 2 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện dễ dàng nhận biết.
Thời kỳ ủ bệnh: người bệnh sẽ không có triệu chứng gì. Và thời kỳ này kéo dài từ 10 -12 ngày.
Thời kỳ khởi phát: sau thời gian ủ bệnh thì lúc này người mắc bệnh sởi bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng hơn trong thời kỳ khởi phát như:
- Sốt cao từ 38,5 độ C đến 40 độ C, cơ thể hay mệt mỏi, nhức đầu khó chịu...
- Về mắt: chảy nước mắt, mi mắt phù nề, kết mạc đỏ, khả năng chịu ánh sáng kém.
- Vấn đề hô hấp: người bệnh bị ho khan, đôi khi có chút đờm, hắt hơi, sổ mũi, khản tiếng.
- Tiêu hóa bị ảnh hưởng với biểu hiện đi ngoài phân lỏng, nôn trớ.
- Xuất hiện những chấm trắng, nhỏ trên má, niêm mạc với đường kính khoảng 1mm.
Thời kỳ toàn phát với những biểu hiện như:
- Cơ thể bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, sốt co giật, có thể gây mê sảng, mức độ ho nhiều hơn, nước mắt chảy nhiều, dử mắt nhiều, tình trạng xuất tiết và viêm nhiễm đường hô hấp.
- Cơ thể xuất hiện phát ban với đặc điểm ban có màu đỏ, hồng hoặc tía rát sần. Khi sờ vào những nốt ban này thấy mềm và mịn, nốt ban to bằng hạt đậu, hình bầu dục hoặc hình tròn hạt, xuất hiện khoảng da lành giữa các ban sởi. Vị trí xuất hiện ban đầu tiên là ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trên trán, má, đầu, mặt, cổ rồi mới lan ra ngực lưng, hai tay. Và cuối cùng là lan xuống bụng, chân. Sau 3 ngày các nốt ban này bắt đầu lặn theo trình tự đã mọc nhưng vẫn để lại những vết thâm vằn. Ban lặn cũng là lúc người bệnh giảm các triệu chứng lâm sàn khác.
Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản, chảy mủ mắt, loét miệng lưỡi, mờ giác mạc...
Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi mà chủ yếu là điều trị các triệu chứng cũng như biến chứng. Nếu không thấy có biến chứng nguy hiểm thì có thể thực hiện điều trị tại nhà với những nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện theo dõi nhiệt độ hàng ngày.
- Sử dụng dung dịch nước muối 9‰ để nhỏ mắt, nhỏ mũi nhằm tránh nhiễm khuẩn.
- Hàng ngày sử dụng nước ấm để tắm rửa nhằm tránh lở loét cũng như nhiễm trùng.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ các chất. Tăng cường sử dụng những thức ăn dễ tiêu, nhiều dưỡng chất và nhớ bổ sung vitamin A.
- Uống nhiều nước và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Trong trường hợp bị tiêu chảy, sốt cao có thể bổ sung thêm dung dịch oresol, nước hoa quả tươi.
- Cách ly người bệnh sởi với những người khác. Nên tránh gió và phòng nằm của người bệnh cần đảm bảo có ánh sáng và sự thoáng đãng.
- Khi được bác sĩ chỉ định mới dùng kháng sinh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.
Người bị bệnh sởi nên kiêng gì để nhanh khỏi
- Khi mắc bệnh sởi cần kiêng những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối cũng như các thức ăn chế biến sẵn.
- Cần tránh những thực phẩm cay nóng cũng như những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá...
- Kiên những đồ uống có ga, có cồn.
- Cần hạn chế ánh sáng vào trong phòng của người bị bệnh sởi.
Khi nào cần đưa người bệnh sởi đến cơ sở y tế?
Nếu người bệnh có những dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời:
- Người bệnh sởi bị tiêu chảy nặng, sốt cao và ho nhiều.
- Vẫn còn sốt dù ban sởi đã lặn hết.
- Phát hiện các biện chứng về tai, tiêu hóa, mắt, phổi, thanh quan,...
Cách phòng bệnh sởi hiệu quả
- Chú ý tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi một cách đầy đủ.
- Thực hiện giữ vệ sinh nơi ở và xung quanh sạch sẽ cũng như chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt.
- Nếu phát hiện bị bệnh sởi cần phải nhanh chóng cách ly người bệnh.
- Khi có dấu hiệu của bệnh sởi cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Không đến chỗ đông người khi không cần thiết.
Bệnh sởi mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi mắc bệnh sẽ khiến cuộc sống, công việc, sinh hoạt và học tập của người bệnh bị ảnh hưởng. Do đó chúng ta nên chú ý phòng bệnh để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất cho chính bản thân và mọi người xung quanh.
Xem thêm:
- Bùng phát dịch sởi do không tiêm phòng vắc-xin cho trẻ
- Đúng dự báo: Chu kỳ dịch sởi 2018 đang trở lại, hoành hành mạnh
- Triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ?
- Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?
- Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!