Nguyên nhân, triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xuất hiện ở độ tuổi từ 4 cho đến 14 tuổi. Bệnh thường phát triển đơn lẻ và sau đó lan ra thành dịch ở trường học, cộng đồng dân cư. Viêm cầu thận không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm cầu thận mãn tính và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Nguyên nhân, triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em Nguyên nhân, triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xuất hiện ở độ tuổi từ 4 cho đến 14 tuổi. Bệnh thường phát triển đơn lẻ và sau đó lan ra thành dịch ở trường học, cộng đồng dân cư. Viêm cầu thận không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm cầu thận mãn tính và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Những nguyên nhân chính gây bệnh

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cua-viem-cau-than-cap-o-tre-em-body-1

Cầu thận nằm ở vùng vỏ của thận, có điểm xuất phát là nephron. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là lọc ra huyết tương để tạo thành dịch lọc cầu thận. Viêm cầu thận cấp cấp ở trẻ em là tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn tiêu huyết Beta nhóm A. Theo các bác sĩ, những nguyên nhân chính gây nên viêm cầu thận cấp ở trẻ em bao gồm:

  • Do trẻ mắc các bệnh viêm da, viêm họng. Những vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công lên phổi thông qua cơ chế miễn dịch. Ở thời điểm vi khuẩn xâm nhập, cơ thể chống lại chúng bằng cách sinh ra kháng thể. Khi đó, kháng thể kết hợp với kháng nguyên để hình thành phức hợp kháng nguyên kháng thể. Thông thường, hệ miễn dịch loại bỏ phức hợp này và người nhiễm hầu như không bị ảnh hưởng. Nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch bị rối loạn, các phức hợp kháng nguyên kháng thể không bị loại bỏ. Thay vào đó, chúng trôi theo dòng máu đến cầu thận bị mắc lại gây ra tổn thương và biểu hiện bệnh lý, trong đó có viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
  • Độ tuổi: Bệnh viêm cầu thận cấp thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 14.
  • Giới tính: nam giới mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ giới.
  • Trẻ em sống trong môi trường không được trong lành như khu đông dân cư, vệ sinh kém, ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo thì có nguy cơ mắc viêm cầu thận cao hơn những trẻ em khác. Bệnh cũng có thể phát tán và lây lan ở trường học.

Triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường gây ra những biểu hiện dưới đây:

  • Xuất hiện các triệu chứng của viêm họng: sốt, đau họng, amidan sưng to, nung mủ với thời gian kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
  • Viêm da mủ kèm theo biểu hiện nhiều mủ mụn xuất hiện ở trên một vùng da nhất định, thời gian kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
  • Biểu hiện trên khuôn mặt: Hai mí mắt bị sưng phù, phù mặt. Hiện tượng sưng phù có thể lan ra toàn thân và tiểu ít, nước tiểu sậm màu như nước trà đậm hoặc màu xám xịt.
  • Tăng huyết áp có thể ở mức độ nặng hoặc nhẹ.
  • Triệu chứng không đặc hiệu: Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau hông lưng do căng chướng bao thận.

Ngoài ra, còn có những trẻ khi bị bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi thực hiện các xét nghiệm với kết quả nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng thận, kháng thể kháng vi khuẩn (ASLO) tăng cao trong máu.

Viêm cầu thận cấp có thể phát triển đơn lẻ sau đó lan ra thành dịch. Chính vì thế, trường học là nơi mà bệnh dễ dàng có thể lây lan khi tập trung số lượng lớn các trẻ nằm trong độ tuổi mắc bệnh là từ 4 đến 14 tuổi. Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn so với người lớn, với tỷ lệ tử vong rất thấp. Bệnh nhẹ có thể tự khỏi từ 1 đến 2 tuần. Nhưng không vì thế mà phụ huynh chủ quan không nên đưa con đi khám và điều trị để tránh trường hợp bệnh tiến triển sang viêm cầu thận mãn tính.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi bị viêm cầu thận cấp

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cua-viem-cau-than-cap-o-tre-em-body-2
  • Hạn chế nạp protein vào cơ thể trong buổi sáng. Điều này sẽ giúp thận giảm được gánh nặng, giúp thận phục hồi đồng thời làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là đề phòng ure trong máu tăng. Lượng protein nên ăn trong ngày dao động từ 0,6-0,8g/kg cân nặng /ngày.
  • Ăn nhạt khi bị tăng huyết áp và xuất hiện sưng phù. Không nên ăn mì chính. Không nên ăn các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn như pho mát, các loại thịt đóng hộp, thịt muối hoặc thịt hun khói vì chúng thường có lượng muối cao.
  • Giảm các thực phẩm giàu photpho và kali. Bởi vì khi bị viêm cầu thận, lượng kali lớn nạp vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim, gây nguy hiểm cho người bệnh. Còn lượng photpho cao gây nên các bệnh về tim và xương.
  • Khi bị bệnh, trẻ cần được nghỉ ngơi từ 3 tuần cho đến 1 tháng để giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống khi gia đình có người bị bệnh, cho bệnh nhân sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo, tránh xa ô nhiễm, khói bụi, chất thải.
  • Trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp cần có sự giám sát, tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Cảnh báo nguy cơ bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
  • Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?