Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra và khó hồi phục được. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có ung thư phổi hay lao phổi mới nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân mà không biết rằng giãn phế quản cũng nằm trong top những bệnh về phổi có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy giãn phế quản do đâu mà ra và có những triệu chứng gì?
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra và khó hồi phục được. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có ung thư phổi hay lao phổi mới nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân mà không biết rằng giãn phế quản cũng nằm trong top những bệnh về phổi có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy giãn phế quản do đâu mà ra và có những triệu chứng gì? Để hiểu thêm về bệnh này hôm nay HoiBenh sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Giãn phế quản là gì?
Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương vĩnh viễn và lớn ra một cách bất thường. Những đường dẫn khí bị tổn thương làm cho vi khuẩn và chất nhầy có cơ hội tuyệt vời để ứ lại trong phổi. Cuối cùng, khi các vi khuẩn và chất nhầy đi khắp hệ thống phòng thủ của phổi, tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn trong đường thở sẽ xảy ra.
Giãn phế quản xuất hiện khi các thành của đường thở (phế quản) dày lên do viêm mạn tính hoặc nhiễm trùng và do dịch nhầy ứ đọng.
Giãn phế quản có thể được điều trị nhưng không thể dứt hết bệnh. Bạn có thể sống một cuộc sống bình thường với các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đợt bùng phát phải được điều trị một cách nhanh chóng để cho oxy cung cấp đến các nơi còn lại của cơ thể bạn không bị thiếu hụt.
Nguyên nhân gây giãn phế quản
Giãn phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
Do bẩm sinh
Có nhiều hội chứng và nhiều bệnh bẩm sinh gây giãn phế quản như: Hội chứng Kartagener (bao gồm giãn phế quản, phủ tạng đảo ngược và viêm xoang); Hội chứng Williams Campbell (do khuyết tật hoặc không có sụn phế quản khiến thì thở vào phế quản phình ra, đến thì thở ra thì phế quản lại hẹp lại); Hội chứng Mounier Kuhn (đây là khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản, làm cho khí phế quản phì đại); Bệnh xơ hóa kén.
Do viêm nhiễm, hoại tử thành của phế quản
Bệnh xảy ra sau khi viêm phổi, ho gà, lao phổi, tổ chức sẹo co kéo, gây biến dạng giãn phế quản hậu phát.
Do phế quản bị tắc nghẽn
U phế quản, lao hạch hoặc dị vật rơi vào phế quản; sau chấn thương, phế quản bị gập, tạo thành sẹo xơ dính khiến hẹp phế quản, dưới chỗ hẹp thì phế quản giãn.
Giãn phế quản trong Aspergillosis
Do sự đáp ứng miễn dịch quá mức của loại nấm này.
Do rối loạn vận động nhung mao thứ phát, trong đó các chất tiết bị ứ trệ, tạo điều kiện dẫn đến nhiễm khuẩn, dẫn đến giãn phế quản.
Các triệu chứng thường gặp của giãn phế quản
- Ho ra đờm màu vàng hoặc xanh mỗi ngày;
- Khó thở tăng dần trong các đợt kịch phát;
- Cảm thấy yếu ớt hoặc mệt mỏi đặc biệt là trong các đợt kịch phát;
- Sốt hoặc ớn lạnh, thường trong các đợt kịch phát;
- Thở khò khè hoặc âm thanh huýt sáo khi thở;
- Phòng bệnh giãn phế quản
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều bụi khói.
- Vệ sinh răng miệng, tai - mũi - họng.
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi.
- Tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản.
- Phòng bệnh giãn phế quản
- Đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản.
- Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.
- Ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, gọi là ho ra máu;
- Đau ngực;
- Da xanh;
- Sụt cân;
- Mệt mỏi;
- Dày da dưới móng tay và móng chân.
- Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phân loại giãn phế quản
- Theo nguyên nhân: giãn phế quản bẩm sinh và giãn phế quản mắc phải.
- Theo lâm sàng: giãn phế quản thể khô (thường bị ở thùy trên, ho khạc ra máu, ít đờm), giãn phế quản thể ướt (bị ở thùy dưới hoặc lan tỏa ra 2 phổi, ho khạc nhiều đờm. có các đợt bội nhiễm vi khuẩn) và giãn phế quản hỗn hợp vừa khạc đờm nhiều vừa ho ra máu.
- Theo xquang giãn phế quản: Hình trụ, hình túi, hình tràng hạt và thể hỗn hợp
- Theo giải phẫu: Giãn phế quản cục bộ và giãn phế quản lan tỏa.
Giãn phế quản cục bộ thường mắc phải, các ổ giãn khu trú, ít khạc đờm.
Giãn phế quản lan tỏa thường bị từ trẻ, ho khạc đờm nhiều, khó thở, suy hô hấp, tâm phế mãn xuất hiện sớm.
Qua bài viết trên đây, HoiBenh mong rằng bạn đọc đã biết được bệnh Giãn phế quản cũng như những yếu tố giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh được hiểu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.