Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Tuy đây là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Tuy đây là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não.
Nguyên nhân bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra, loại virus này cũng có thể gây ra bệnh zona thần kinh (thường gặp ở người lớn).
Thuỷ đậu do virus gây ra, lây chủ yếu qua đường hô hấp (nói chuyện, ăn uống, hắt hơi, chảy nước mũi,...). Ngoài ra, bệnh thủy đậu có thể lây qua tiếp xúc da, từ bóng nước khi bị vỡ ra, vùng da bị tổn thương hoặc vết lở loét của người mắc bệnh. Bệnh có thể dễ dàng bị lây nếu trẻ tiếp xúc với người lớn bị zona thần kinh.
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Khi bé bị nhiễm virus gây bệnh, sẽ bắt đầu với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau họng, hoặc đau đầu mà không bị phát ban. Trẻ có hiện tượng bỏ ăn kèm theo xuất hiện triệu chứng co giật.
Trên người bé sẽ xuất hiện những nốt tròn nhỏ ở vùng bụng hoặc lưng, sau đó nó sẽ lan ra khắp cơ thể (bao gồm cả đầu, miệng, cánh tay, chân và bộ phận sinh dục). Lúc này bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở những nốt tròn nhỏ.
Các nốt này ban đầu có dạng tròn nhỏ, trông giống mụn nhọt hoặc vết cắn của côn trùng. Chúng xuất hiện nhanh chóng từ 2 đến 4 ngày, sau đó phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Sau đó các nốt tròn này sẽ khô đi, đóng vảy và tự khỏi trong vòng 4 đến 5 ngày. Đối với các bé có hệ miễn dịch yếu thì các nốt tròn có thể lây lan rộng và nghiêm trọng hơn.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu tuy là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng nốt thủy, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi....nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, một số trường hợp có thể gây tử vong.
Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu hãy tìm hiểu cách điều trị, và chăm sóc trẻ đúng cách nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị & kiêng cữ bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu là bệnh do các virus gây ra, vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Do vậy, khi bé bị thủy đậu bố mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán quyết định quá trình điều trị cho trẻ.
Tuy nhiên, để giúp bé giảm sốt và bớt ngứa bố mẹ có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Cần cách ly khỏi người khác trong nhà để tránh lây bệnh, những dụng cụ cá nhân của bé như: bát đũa, bàn chải, khăn mặt... phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ. Thủy đậu ở trẻ em hay người lớn đều dễ lây nên cần áp dụng triệt để nguyên tắc này.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm nước ấm, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng trên người. Chú ý tránh làm vỡ các nốt thủy đậu, và sau khi tắm xong dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho bé.
- Đối với trẻ nhỏ, cần mang găng tay để tránh gãi làm xước các nốt thủy đậu.
- Cần cho bé uống nhiều nước, để ngăn ngừa tình trạng bé bị mất nước.
- Tránh cho bé ăn các loại có tính axit, nhiều muối như nước cam, bánh quy. Thực đơn của bé phải đa dạng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp tăng cường sức đề kháng.
- Cho bé mặc quần áo thoải mái, mềm, không quá lạnh hoặc quá nóng.
Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ
Hiện nay, để phòng ngừa hiệu quả bệnh thủy đậu cho trẻ là tiêm vắc xin phòng bệnh sớm, nhất là khi chuẩn bị vào mùa dịch. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được chỉ định để tiêm lần 1 cho bé từ 12 đến 15 tháng tuổi, liều thứ 2 từ 4 đến 6 tuổi (đảm bảo khoảng cách giữa hai liều tối thiểu 3 tháng).
Xem thêm:
- Mụn thủy đậu mọc trên đầu gây đau, rát phải chữa thế nào?
- Tiêm vacxin phòng thủy đậu ở đâu và giá tiền là bao nhiêu?
- Những lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé