Nguyên nhân trẻ bị viêm mắt mà các ông bố bà mẹ cần biết
Các loại bệnh về mắt, điển hình là viêm mắt ở trẻ nhỏ thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Ðây lại là nhóm bệnh phổ biến nhất hay gặp ở trẻ nên rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và thầy cô giáo. Việc tìm ra nguyên nhân trẻ bị viêm mắt là điều rất quan trọng để xác định đúng bệnh và cách chữa trị hợp lý cho con trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị viêm mắt mà các ông bố bà mẹ cần biết
Các loại bệnh về mắt, điển hình là viêm mắt ở trẻ nhỏ thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Ðây lại là nhóm bệnh phổ biến nhất hay gặp ở trẻ nên rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và thầy cô giáo. Việc tìm ra nguyên nhân trẻ bị viêm mắt là điều rất quan trọng để xác định đúng bệnh và cách điều trị hợp lý cho con trẻ.
Nguyên nhân và các triệu chứng phổ biến ở mắt ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là các loại bệnh – viêm về mắt, triệu chứng và những nguyên nhân trẻ bị viêm mắt phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:
1. Viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn.
Triệu chứng của bệnh thường khiến trẻ bị chảy nhiều nước mắt, mí mắt bị đỏ và sưng lên, mắt bị chảy mủ và nhìn phần trắng của mắt có màu đỏ.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Mẹ nên đưa bé đi khám và lấy đơn thuốc từ bác sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào vào mắt bé .
- Massage nhẹ nhàng mắt của bé với nước ấm có thể giúp giải quyết vấn đề viêm giác mạc do tắc ống dẫn nước mắt. Hãy massage mắt cho bé 2-3 lần mỗi ngày.
- Sử dụng nước muối pha loãng và chấm nhẹ lên mi mắt của bé mỗi ngày 2-3 lần.
2. Mắt lác
Mắt lác là hiện tương một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu. Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn về hai hướng khác nhau. Biểu hiện đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự mình nhận ra là hai mắt lệch nhau.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mắt lác không thể điều trị bằng phương pháp thông thường nào. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật vì lý do thẩm mỹ.
3. Thị lực kém
Căn bệnh này thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, mắt nhiễm bệnh mờ hẳn so với mắt còn lại. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa.
4. Tắc tuyến lệ
Khi hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn khiến những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, làm cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước thì đây gọi là tình trạng viêm tắc tuyến lệ. Thông thường phải đến hơn một tháng tuổi thì những dấu hiệu của viêm tắc tuyến lệ mới rõ ràng hơn.
Để phòng ngừa và điều trị vấn đề tắc tuyến lệ cho bé, bạn có thể sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những dử mắt màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Trong khi làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh bị viêm nhiễm.
Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng. Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ.
5. Bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột hay còn gọi là viêm kết mạc hay giác mạc mãn tính do là virus Chlamydia Trachomastis gây ra. Khi bị đau mắt hột ở mắt sẽ hình thành những tổn thương điển hình là xuất hiện hột và sẹo ở mắt.
Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ em từ 3 -5 tuổi, bệnh dễ lay lan từ người sang người khác. Thông qua dịch tiết từ mắt, mũi, và cổ họng, hoặc thông qua côn trùng như ruồi và các côn trùng khác khi tiếp xúc với dịch của người bệnh truyền sang cho người khác.
6. Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh do bị virus hoặc dị ứng gây nên. Đau mắt đỏ xuất hiện ở một mắt rồi sau đó bắt đầu lan dần và gây đau sang mắt thứ hai, tuy nhiên lại không gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà chỉ gây khó chịu về mắt.
Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ là mắt đỏ, có ghèn, gây khó chịu cho bé, hai mí mắt trẻ dính vào nhau. Ở một số trẻ có biểu hiện phồng mí hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do những trường hợp sau:
- Do bé nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
- Do bé phản ứng với thời tiết như khi trời lạnh.
- Do bé mắc một số chứng bệnh khác có liên quan đến tình trạng đau mắt đỏ như chứng bệnh về tai, viêm xoang, viêm họng.
- Do dị ứng: Trường hợp này xuất hiện với các bé có cơ địa mẫn cảm. Một số yếu tố tăng nguy cơ dị ứng cho mắt bé là phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất...
Những điều nên làm để giúp đôi mắt con trẻ phát triển bình thường
Dưới đây là những việc mà các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể làm được để đẩy lùi các căn bệnh viêm mắt cho trẻ nhỏ. Ngoài việc luôn chú ý và cập nhật những nguyên nhân trẻ bị viêm mắt thì các ông bố bà mẹ còn phải liên tục trợ giúp cho sự phát triển tốt nhất về thị giác của bé:
- Trang trí trong phòng của bé với một đèn ngủ nhẹ nhàng. Tốt nhất là khi bé đã ngủ, bạn hãy tắt hết đèn trong phòng. Việc có ánh sáng sẽ làm cho mắt bé dễ bị kích thích.
- Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường hoặc cũi mỗi ngày. Tuy nhiên phải đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng chỗ bé nằm.
- Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé. Đồng thời kích thích mắt của bé liên tục hoạt động bằng việc chăm trò chuyện với bé, chơi đùa cùng bé để bé đảo mắt tìm mẹ, tìm đồ chơi...
- Hạn chế không cho bé sử dụng các đồ công nghệ cao làm hại cho mắt như xem Tivi quá lâu, nghịch điện thoại Smartphong, sử dụng máy tính hoặc Laptop...
- Để các sản phẩm mỹ phẩm hay các chất hóa học độc hại tránh xa tầm với của trẻ.
Thông qua bài viết này, HoiBenh đã cung cấp những triệu chứng và nguyên nhân trẻ bị viêm mắt mà các bậc cha mẹ phải biết để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho con mình. Chúc các em bé luôn có được một đôi mắt khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Viêm mí mắt ở trẻ và những điều cần lưu ý
- Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh