Nguyên nhân tiêu chảy ra máu và cách phòng tránh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ra máu, trong đó có cả những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm như ung thư đại tràng. Vậy các nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu là gì? Cách phòng tránh tiêu chảy ra máu như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân tiêu chảy ra máu và cách phòng tránh Nguyên nhân tiêu chảy ra máu và cách phòng tránh

1. Nguyên nhân tiêu chảy ra máu

Tiêu chảy ra máu là hiện tượng đi ngoài lỏng kèm theo máu, đi nhiều lần. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tiêu chảy ra máu và hầu hết đều liên quan đến đường ruột.

Viêm ruột xuất huyết

Bệnh viêm ruột xuất huyết là một bệnh điển hình trong số các căn bệnh đường ruột nói chung. Bệnh được hình thành do bị nhiễm khuẩn gây nên. Người mắc phải bệnh viêm ruột xuất huyết rẽ có các triệu chứng đặc trưng như: đau bụng, tiêu chảy có kèm theo máu (màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm). Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất nước, mất máu. Do vậy, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bù nước, chất điện giải, truyền máu và dùng thuốc kháng sinh.

vicare.vn-nguyen-nhan-tieu-chay-ra-mau-va-cach-phong-tranh-body-1

Bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thương hàn tạo ra những biến chứng gây nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra. Triệu chứng điển hình do các biến chứng này gây ra là đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy (đỏ gạch, đỏ thẫm) và mệt mỏi.

Bệnh viêm xuất huyết ruột hoại tử

Nhiễm khuẩn và nhiễm độc là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xuất huyết ruột hoại tử. Triệu chứng của bệnh: tiêu chảy ra máu có mùi thối khắm kèm đau vùng hậu môn, sốt và trướng bụng. Trẻ em thường bị bệnh viêm xuất huyết ruột hoại tử nặng và khó điều trị hơn người lớn. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch và phẫu thuật khi có biến chứng.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn được biết đến là một loại bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ thống tiêu hóa từ miệng, ruột cho đến hậu môn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, đau bụng, đại tiện lỏng và sốt là triệu chứng điển hình của bệnh. Khi đến giai đoạn 2 và 3, bệnh gây ra viêm loét hoặc rò thủng vách của ruột và hình thành nên biến chứng chảy máu, kèm theo đi tiểu ra máu. Ba loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gồm: thuốc kháng sinh, corticoid và thuốc ức chế miễn dịch

Bệnh lồng ruột

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh lồng ruột. Bệnh tạo ra các cơn đau bụng, làm ruột bị tắc và tiêu chảy ra máu. Cắt bỏ lồng ruột và cầm máu là phương pháp hiệu quả nhất được sử dụng để điều trị căn bệnh này.

Bệnh lỵ trực trùng

Đây cũng là một căn bệnh mà đối tượng là trẻ em dễ mắc phải. Bệnh khiến các cơn đau quặn bụng diễn ra rất dữ dội, tiêu chảy, đôi khi chỉ ra toàn là máu (đỏ tươi). Đồng thời, người bệnh cũng sẽ bị sốt, đau hậu môn và hay có cảm giác mót rặn.

Bệnh lỵ amip

Bệnh lỵ amip được xếp vào danh mục bệnh truyền nhiễm được gây nên bởi amip (còn được gọi là trùng biến hình hoặc trùng chân giả). Triệu chứng thường gặp của bệnh là: đau quặn bụng ở dọc khung đại tràng, vùng hạ vị, đại tiện lỏng kèm theo dịch nhầy và máu (đỏ tươi), hay cảm giác mót rặn thường xuyên, đau hậu môn khi đi đại tiện và bị sốt nhẹ.

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng được phân ra làm hai loại: ung thư đại tràng bên trái và ung thư đại tràng bên phải. Khi bị ung thư đại tràng bên phải, người bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài ra phân lỏng kèm theo máu (đỏ sẫm). Trái ngược với ung thư đại tràng bên phải, ung thư đại tràng bên phải khiến người bệnh bị táo bón và phân kèm theo máu tươi.

vicare.vn-nguyen-nhan-tieu-chay-ra-mau-va-cach-phong-tranh-body-2

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ không những tạo ra các búi trĩ ở hậu môn gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn gây ra hiện tượng tiêu chảy ra máu tươi, máu nhỏ giọt và gây đau buốt ở hậu môn. Có khi, đi đại tiện không ra phân mà chỉ thấy máu.

Tiêu chảy ra máu tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân nguy hiểm đằng sau đó. Vì vậy, nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên đi khám ngay để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh và được điều trị sớm nhất có thể.

2. Cách phòng tránh tiêu chảy ra máu

Ông cha ta vẫn hay nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta nên có ý thức phòng tránh tiêu chảy ra máu. Thực ra, cách phòng tránh cũng rất đơn giản, chỉ cần chúng ta chú ý hơn một chút đến lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ ăn khoa học

Chúng ta nên ăn những thức ăn mềm, tốt cho tiêu hóa. Bổ sung rau củ quả thường xuyên vào mỗi bữa ăn để tăng cường chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa. Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, nóng quá, hoặc lạnh quá vì chúng sẽ làm tổn thương cả hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

vicare.vn-nguyen-nhan-tieu-chay-ra-mau-va-cach-phong-tranh-body-3

Giữ vệ sinh hậu môn

Khi đi vệ sinh xong cần rửa hậu môn sạch bằng nước, sau đó lau sạch bằng giấy khô. Vệ sinh hậu môn mỗi ngày. Không để hậu môn trong tình trạng ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.

Tăng cường vận động

Tập thể dục, thiền, vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ăn uống đúng giờ, không ăn quá muộn (sau 22h). Một ngày nên có bữa ăn chính và những bữa ăn phụ kèm theo để tránh tình trạng ăn no dẫn đến tạo áp lực cho hệ thống tiêu hóa. Nên đi ngủ sớm, đúng giờ (22h là hợp lý). Đồng thời, chúng ta tránh tạo căng thẳng, sắp xếp công việc hợp lý để dành thời gian chăm sóc bản thân.

Chăm sóc và yêu thương bản thân đúng chính là cách bạn nói không với “tiêu chảy ra máu”.

Xem thêm:

  • Cùng tìm hiểu câu hỏi tiêu chảy ra máu là bệnh gì?
  • Đại tiện ra máu tươi nguy cơ bệnh ung thư đại tràng, trực tràn
  • Đại tiện đau rát hậu môn và có máu là bị làm sao?