Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân?

Tình trạng bé nhẹ cân, tăng cân không đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân? Và phương pháp nào mẹ nên biết để tăng cân cho bé đều đặn? Hãy cùng trả lời hai câu hỏi này qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân?

Tình trạng bé nhẹ cân, tăng cân không đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân? Và phương pháp nào mẹ nên biết để tăng cân cho bé đều đặn? Hãy cùng trả lời hai câu hỏi này qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân?

Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân, bao gồm:

  • Trẻ quá hiếu động: Điều này khiến cho tốc độ trao đổi chất tăng cao, năng lượng thất thoát ra nhiều nếu chất dinh dưỡng, dẫn đến bé bị sụt cân, nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nếu sau khi bò trườn hay chạy nhảy mẹ thấy bé thở hổn hển và có vẻ mệt nhọc, điều đó chứng tỏ bé đã tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế mẹ hãy nạp thêm năng lượng cho bé bằng cách cho bé ăn thêm nhé.
  • Nhiễm giun sán: Giun trong bụng trẻ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn bé nạp vào. Các mẹ nên đi hỏi ý kiến bác sỹ nếu mẹ cho rằng giun là lí do làm bé bị sụt cân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giun cho bé để giúp bé khỏe mạnh lại bình thường.
  • Khoảng cách quá xa giữa các bữa ăn: Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân mà không phải mẹ nào cũng biết. Khi mẹ cho bé ăn cách nhau 6 đến 7 tiếng đồng hồ, bé sẽ bị đói và sụt cân là điều khó tránh, vì dạ dày bé còn nhỏ, chỉ chứa một lượng thức ăn vừa phải cho mỗi lần ăn. Mẹ nên nhớ tránh để khoảng cách quá xa giữa 2 bữa ăn của bé. Lý tưởng nhất là cho bé ăn một bữa ăn nhẹ cách 2 đến 3 tiếng sau bữa ăn chính.
HoiBenh.vn-nguyen-nhan-nao-khien-tre-bi-nhe-can-body-2
Khoảng cách quá xa giữa các bữa ăn
  • Cho bé uống nước/ sữa quá nhiều trước hoặc trong bữa ăn: Nhiều mẹ cho bé uống quá nhiều nước trước hoặc trong khi ăn làm cho bé đầy bụng và không thấy đói. Nếu mẹ cho bé uống nhiều sữa hay nước hoa quả trước khi ăn có thể làm bé không thấy đói khi vào bữa ăn dẫn tới lượng đồ ăn nạp vào cơ thể giảm sút.
  • Cung cấp quá nhiều chất xơ cho bé: Mẹ nên tránh cho bé ăn đồ ăn có chứa hàm lượng chất xơ quá cao như cơm gạo lứt, mì ống nguyên hạt... vì chất xơ làm đầy bụng của bé vì thế bé sẽ không thấy đói và bớt ăn lại.
  • Thức ăn không đa dạng: Nhiều bé không chịu ăn đồ ăn mẹ đút cho bởi vì bé không thích hoặc quá ngán với mùi vị của nó khi mà mẹ cho bé ngày nào cũng ăn những món như vậy. Mẹ nên chọn thực đơn đa dạng và thay đổi hàng tuần để tránh bé nhàm chán dẫn tới biếng ăn. Trường hợp bé trong tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo bé suy dinh dưỡng ăn gì từ đó đưa ra thực đơn hợp lý.
  • Bệnh tiêu hóa : Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân mà bất cứ mẹ nào gặp đều sẽ lo lắng. Vì bệnh đường tiêu hóa khiến bé yêu mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân. Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ như kiết lị, tiêu chảy, thương hàn làm cho cơ thể bé không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây mất nước, đầy bụng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
  • Bị hăm tã khiến bé cáu gắt, biếng ăn, mất ngủ dẫn đến bé bị sụt cân. Nếu mẹ thấy bé hay gãi, ngứa rát và khó chịu, mẹ nên đưa bé đi khám và chữa trị kịp thời. Càng để lâu, chứng hăm tã sẽ càng biến chứng và gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau.
  • Viêm phổi: Trẻ sụt cân vì sức lực bị suy kiệt, nguyên nhân có thể là do viêm phổi mà mẹ không hay. Nếu mẹ thấy bé thở nhanh hơn bình thường khi trẻ đang ngủ, mẹ nên đưa bé ngay tới khám bác sỹ vì rất có thể, đó là dấu hiệu bé bị viêm phổi.
HoiBenh.vn-nguyen-nhan-nao-khien-tre-bi-nhe-can-body-3
Nhiều mẹ cho bé uống quá nhiều nước trước hoặc trong khi ăn làm cho bé đầy bụng

Làm thế nào để bé tăng cân đều đặn?

Từ các nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân thì bài viết còn gợi ý các phương pháp để bé tăng cân đều đặn, cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của trẻ như vitamin B, vi chất kẽm, lysine... Vitamin B có tác dụng hỗ trợ cho trẻ trong quá trình sản xuất năng lượng cơ thể, cũng như vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cơ thể. Vitamin B có vai trò kích thích sự tạo thành của một loại men, kích thích trẻ thèm ăn. Vi chất kẽm là một vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, vì kẽm tham gia trực tiếp quá trình hình thành các loại enzyme, tổng hợp protein của cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Việc thiếu hụt lysine ở bé, nhất là ở các bé biếng ăn, sẽ khiến các bé chậm phát triển, thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố là nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân. Mặt khác, việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ tăng cân hơn 40% so với các bé không bổ sung lysine, vì vậy các bà mẹ nên bổ sung Lysine cho trẻ để đảm bảo sự phát triển của trẻ
  • Cho bé uống sữa hằng ngày đủ lượng và chất: Nhằm bổ sung đầy đủ chất và năng lượng thiếu hụt cho trẻ, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, giúp hệ tiêu hoá của bé được khoẻ mạnh thì việc cho trẻ uống sữa hằng ngày không những giúp trẻ tăng trưởng tối ưu mà còn giúp trẻ có được làn da khoẻ mạnh, duy trì độ ẩm và căng mịn.
  • Hướng dẫn bé tập thể dục vận động thường xuyên
  • Việc các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ xương phát triển, tinh thần của bé luôn vui vẻ và quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Không nhất thiết phải bắt bé tập những các bộ môn nặng, quan trọng hãy tạo cho bé không khí vui vẻ thoải mái, có như vậy việc duy trì tập thể dục, vận động sẽ trở thành thói quen của bé.

Chắc chắn bài viết trên của HoiBenh đã giúp mẹ giải quyết bớt nỗi lo về câu hỏi “Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân?”. Từ đó giúp các bậc cha mẹ có các phương pháp nuôi con khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.

Xem thêm:

  • 10 "lỗi" của mẹ khiến con chậm phát triển và nhẹ cân khi chào đời
  • Các loại sữa dành cho trẻ sinh non nhẹ cân
  • Đây là lý do khiến hàng triệu trẻ em Việt ăn nhiều mà vẫn còi cọc, chậm tăng cân