Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và kinh nghiệm khắc phục
Ho chính là một phản ứng của cơ thể, nhằm loại bỏ những chất độc ra ngoài và giúp cho không khí đi vào sạch sẽ hơn. Tuy nhiên nếu như trẻ sơ sinh bị ho thì các ông bố bà mẹ nhớ để ý đến bé. Vì đó có thể là nguyên nhân và triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp, bị cảm lạnh...
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và kinh nghiệm khắc phục
Ho chính là một phản ứng của cơ thể, nhằm loại bỏ những chất độc ra ngoài và giúp cho không khí đi vào sạch sẽ hơn. Tuy nhiên nếu như trẻ sơ sinh bị ho thì các ông bố bà mẹ nhớ để ý đến bé. Vì đó có thể là nguyên nhân và triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp hay bị cảm lạnh...
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ho?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho bé, nhất là khi bị ho có đờm. Một số nguyên nhân khiến bé bị ho lâu ngày như:
- Bé bị cảm lạnh: nếu như trước đó bé bị cảm, hoặc nghẹt mũi, biếng ăn thì cũng có thể dẫn tới tình trạng ho ở bé.
- Do virut: đây là trường hợp bé bị ho do virut hợp bào hô hấp. Những bệnh này ở tuổi nào cũng có thể mắc phải và triệu chứng của nó là bé thường bị ho nặng kéo dài, khi thở thì nặng nhọc.
- Do viêm tắc đường thanh quản: nếu như tiếng ho của bé trầm thì đó chính là dấu hiệu của viêm tắc đường thanh quản. Bệnh này thường do virut gây ra tình trạng hẹp khí quản gây nên. Khi mắc phải dấu hiệu này bạn sẽ cảm thấy tiếng ho của bé bị khan rất nhiều.
- Do môi trường: hoặc có thể bé bị hen do môi trường xung quanh như bụi, lông chó mèo...
- Bé nuốt hoặc hít phải những vật lạ: nếu như bé bị ho kéo dài hơn 1 tuần thì có thể là dấu hiệu của các bệnh như: sốt, sổ mũi, viêm phổi... Chính vì thế khi bé ho kéo dài thì nên đưa bé tới trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân.
Trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh nếu bị ho trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm, bởi đó có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, do sức đề kháng của trẻ còn kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ dàng bị virus xâm nhập và tấn công.
Trẻ có thể bị lây bệnh từ những người xung quanh nếu hít phải, hoặc vô tình chạm tay vào mũi hay miệng có chứa chất dịch nhầy của người mắc bệnh. Chứng ho lâu ngày có thể ủ bệnh từ 2-3 tuần, và các biểu hiện thường kéo dài vài tuần sau đó. Khi trẻ bị ho lâu ngày sẽ khiến cho vùng họng bị viêm nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến phổi, và có thể biến chứng nguy hiểm hơn như vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm niêm mạc mũi...
>>> Xem thêm: Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Cách phòng ngừa và khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi trẻ sơ sinh bị ho kéo dài trên 3 ngày hoặc chậm nhất là 1 tuần thì cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để khám và tìm cách khắc phục kịp thời, tránh không để bệnh phát triển nặng. Trong quá trình điều trị, mẹ cần cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt các loại thuốc kháng sinh vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra mẹ nên chú ý thời tiết để cho bé mặc quần áo sao cho phù hợp.
Bé cần phải được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra cần phải cho bé sống trong môi trường sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Kinh nghiệm điều trị ho cho trẻ sơ sinh
Theo bạn đọc giả có tên Nguyễn Mạnh Quyrnf có gửi câu hỏi đến HoiBenh.vn như sau: Thưa bác sỹ con cháu được 3 tháng tuổi, thấy bé hay bị ho, nhưng không bị sốt, giờ phải làm thế nào ạ?
Trao đổi về tình trạng này, Bác sĩ Trần Quang Thuyên - Bác sĩ gia đình tại Trung tâm Bác sỹ gia Đình - 50C Hàng Bài cho biết: Các triệu chứng mà bạn đã miêu tả chưa đủ để chẩn đoán chính xác được bệnh lý. Bạn cần miêu tả rõ triệu chứng hoặc đưa cháu đi khám để kiểm tra xem cháu có bị ho nhiễm trùng hay là ho phản ứng, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để giảm ho cho cháu như mật ong hấp lá chanh hay nước quất hấp đường phèn.
Đồng thời, theo ý kiến của Bác sĩ Từ Tấn Tài - Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cũng chia sẻ thêm về việc các ông bố bà mẹ hay sử dụng thuốc cho con uống khi bị ho với lời khuyên: Trẻ sơ sinh thường ít bệnh do có kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai và sữa mẹ. Thuốc ho cho trẻ sơ sinh chỉ khi nào thật cần thiết và có viêm thật sự đường hô hấp. Bạn nên cho cháu khám bác sĩ Nhi khoa kiểm tra phổi, mũi họng và uống thuốc theo đơn bác sĩ cho an toàn nhé. Không nên tự mua thuốc ho về cho cháu uống có thể gây ngưng thở nhất là thuốc ho có gốc á phiện.