Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm nhiều và cách khắc phục

Đái dầm là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu trẻ đái dầm nhiều, sẽ khiến cha mẹ rất lo lắng và mệt mỏi.

Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm nhiều và cách khắc phục Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm nhiều và cách khắc phục

Đái dầm là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu trẻ đái dầm nhiều, sẽ khiến cha mẹ rất lo lắng và mệt mỏi. Dưới đây, là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dầm nhiều ở trẻ, cũng như một vài cách khắc phục điều này.

1. Nguyên nhân gây chứng đái dầm nhiều ở trẻ

Có hai nguyên nhân chính khiến trẻ đái dầm nhiều Trẻ đái dầm nhiều, nếu bị cha mẹ, hoặc những người xung quanh chê cười, trẻ cũng có thể thấy quá căng thẳng mà đái dầm

Hiện nay, vẫn chưa có khẳng định, hay nguyên nhân cụ thể nào khiến trẻ đái dầm nhiều, tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo 2 yếu tố chính sau:

- Yếu tố liên quan tới thể chất:

Do bàng quang của trẻ quá nhỏ, bàng quang phát triển không tốt, sinh lý có vấn đề, bàng quang có dị tật, hệ thống thần kinh của trẻ chậm phát triển,...

- Các vấn đề liên quan đến cảm xúc:

Trong một số trường hợp, sự thay đổi hoặc kích động về cảm xúc, cũng có thể khiến trẻ đái dầm nhiều. Ví dụ như: trẻ kháng cự cha mẹ, sợ hãi vì cha mẹ la mắng, bắt trẻ làm việc này, việc kia.

Trẻ gặp những trở ngại khi đi học, sợ cô giáo, bị bạn bè xa lánh...

Cha mẹ sinh thêm em bé, khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn

Khi trẻ đái dầm nhiều, nếu bị cha mẹ, hoặc những người xung quanh chê cười, trẻ cũng có thể thấy quá căng thẳng mà đái dầm.

2. Cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào buổi tối trước khi đi ngủ, và trong khi ngủ. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào buổi tối trước khi đi ngủ, và trong khi ngủ.

Dựa theo những nguyên nhân nói trên, vậy trẻ đái dầm nhiều phải làm sao?. Các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng, nếu thấy con mình mắc phải hội chứng này.

Một số biện pháp sau, nhằm hạn chế tình trạng trẻ đái dầm nhiều:

- Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào buổi tối trước khi đi ngủ, và trong khi ngủ. Bạn có thể cho trẻ đi vệ sinh trước mỗi giờ đi ngủ, để tạo thói quen, sau đó nửa đêm, đánh thức trẻ dậy đi tiểu một lần nữa, những lần sau, trẻ sẽ tự động quen dậy để đi tiểu.

- Nên đưa trẻ đi khám bác sỹ, để xem trẻ có mắc các vấn đề về sinh lý hay không.

- Không được la mắng, quát tháo trẻ khi trẻ đái dầm, điều này chỉ khiến trẻ đái dầm nhiều hơn do căng thẳng mà thôi.

- Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Những thực phẩm để khắc phục đái dầm cho trẻ:

+ Rau ngót:

Rau ngót có vị ngọt, mát, có tác dụng lương huyết, giảm độc, lợi tiểu. Cha mẹ có thể nấu canh rau ngót thịt băm cho trẻ ăn, món ăn này vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, mà còn giúp giảm tình trạng trẻ đái dầm nhiều. Tuy nhiên, nên nhớ không cho trẻ ăn canh vào bữa tối, vì điều này sẽ kích thích trẻ đái dầm nhiều hơn.

+ Hẹ tươi:

Dùng 100g hẹ tươi, cắt đoạn, tôm tươi mua khoảng 200g, xào tôm với dầu ăn, gần chín thì cho hẹ vào xào cùng, thường xuyên cho trẻ ăn món này, tình trạng đái dầm của bé sẽ được cải thiện.

+ Cháo cật:

Đây cũng là một trong những món ăn bổ dưỡng, đồng thời hạn chế tình trạng trẻ đái dầm nhiều.

Đái dầm là một hiện tượng bình thường, trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, tuy vậy, trẻ đái dầm nhiều, đôi khi cũng có thể tiềm ẩn một số bệnh, để yên tâm hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác, nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng những lời khuyên nói trên, nhằm giảm tình trạng đái dầm nhiều ở trẻ.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sng khe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách trị chứng đái dầm ở trẻ