Nguyên nhân gây sinh non các mẹ nên biết

Sinh non không phải hiện tượng hiếm gặp trong sản khoa. Trẻ sinh thiếu tháng cũng phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy về sức khoẻ. Nắm bắt rõ về nguyên nhân gây sinh non sẽ giúp mẹ phần nào tránh được nguy cơ này.

Nguyên nhân gây sinh non các mẹ nên biết Nguyên nhân gây sinh non các mẹ nên biết

Thế nào được gọi là sinh non?

Sinh non hay còn gọi là sinh thiếu tháng là tình trạng trẻ sinh ra trong khoảng thời gian 22-36 tuần tuổi.

Theo thống kê, cứ 100 trẻ ra đời thì có đến 12 trẻ sinh non. Trẻ sinh thiếu tháng phải đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng do tác động từ môi trường bên ngoài khi cơ thể vẫn chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi với môi trường kém.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-sinh-non-cac-me-nen-biet-body-1

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân gây sinh non, nhưng có thể chia thành 3 nguyên nhân chính: Do bệnh lý của mẹ, do thai và do nhau thai.

Do bệnh lý của mẹ

Người mẹ mắc phải những bệnh lý dưới đây có thể khiến em bé ra đời sớm hơn dự định:

  • Bệnh lý nội tiết như: Cao huyết áp, cường giáp, cường tuyến thượng thận, suy hô hấp, tiền sản giật,....
  • Viêm ruột thừa khiến tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm hoặc do sự phóng thích độc tố của vi trùng khiến người mẹ có thể chuyển dạ sớm.
  • Có các vấn đề về tử cung như tử cung dị dạng hoặc tử cung kém phát triển.
  • Trước đó từng có tiền sử sinh non: người mẹ từng bị sinh non có nguy cơ tái phát từ 25 - 50% so với người bình thường.
  • Người mẹ có tiền sử sảy thai, nạo phá thai.
  • Người mẹ mang thai khi còn quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc quá cao trên 40 tuổi, những người thường xuyên làm việc quá sức.
  • Những mẹ có điều kiện kinh tế thấp, dinh dưỡng không đầy đủ cũng dễ khiến sinh non.
  • Mẹ thường xuyên stress, làm việc căng thẳng.
  • Người mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai.

Do thai

Một số vấn đề từ bào thai có thể khiến trẻ ra đời sớm hơn bình thường, như:

  • Vỡ ối non: Chiếm 30% trong tổng số các cuộc chuyển dạ sinh non, trong đó có đến 80% không xác định được nguyên nhân, còn lại là do người mẹ mắc các bệnh sinh dục hoặc viêm cổ tử cung.
  • Viêm màng ối do nhiễm trùng.
  • Đa thai: Thông thường, những người mẹ mang thai sinh đôi hoặc sinh ba sẽ sinh sớm hơn. Thời gian trung bình của đơn thai là 280 ngày, 261 ngày đối với song thai và 246 ngày với 3 thai.
  • Đa ối: Có khoảng 1⁄3 trường hợp người mẹ bị đa ối có thể gây ra sinh non.
  • Thai nhi dị dạng: khi kết hợp với đa ối hoặc thiếu ối, tỷ lệ thai nhi dị dạng chuyển dạ sớm càng dễ xảy ra.
  • Do nhau thai: Nhau thai là nơi trung chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Nếu nhau thai gặp vấn đề, khiến nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ bị ảnh hưởng, khiến quá trình chuyển dạ của người mẹ cũng diễn ra sớm hơn như nhau bong non, nhau tiền đạo, thiểu năng nhau.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-sinh-non-cac-me-nen-biet-body-2

Những vấn đề sức khỏe khi trẻ sinh non

Những đứa trẻ ra đời sớm chắc chắn sẽ không phát triển tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Có một số trẻ do sinh quá sớm, cơ thể chưa hoàn thiện hết nên không thể thích nghi được môi trường sống có thể sẽ tử vong ngay sau khi vừa chào đời. Những trẻ khác lại rất dễ gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Suy hô hấp: biểu hiện của trẻ bị suy hô hấp là tím tái, khó thở. Nếu không được chăm sóc đặc biệt, trẻ rất dễ tử vong.
  • Xơ võng mạc: Nồng độ oxy trong máu cao khiến võng mạc của trẻ giãn nở, khiến thị giác của bé kém, thậm chí có thể gây ra mù lòa.
  • Nhiễm trùng: Do phải ra đời quá sớm, hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất yếu nên dễ gặp phải những nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng phổi, viêm màng não,....
  • Chứng xuất huyết: Do sinh non nên tế bào máu của trẻ bị thiếu hụt, gây xuất huyết các cơ quan nội tạng như phổi, dạ dày, tiết niệu,..., thậm chí có thể gây hôn mê, co giật.

Dấu hiệu mẹ chuẩn bị sinh non

Khi phát hiện mình có những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ kịp thời xử lý:

  • Vùng bụng dưới co cứng lại: Nếu mẹ cảm thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm, thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh non.
  • Chảy máu âm đạo: Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ vận động nặng cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu nhiều không bình thường thì mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Vỡ ối sớm hơn dự kiến: Trong trường hợp này, người nhà cần nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Người mẹ nên nằm ngửa, tránh di chuyển hay vận động mạnh.

Phòng tránh sinh non như thế nào?

Để phòng tránh sinh non, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi nhiều và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Thêm vào đó, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh, stress, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài.
  • Vận động nhẹ nhàng, thực hiện các động tác thể dục cho bà bầu giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có hại, chất kích thích để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Nắm vững các dấu hiệu cảnh báo sinh non. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kịp thời điều trị.

Xem thêm:

  • Trẻ sinh non 8 tháng liệu có còn nguy hiểm?
  • Trẻ sinh non thường đối mặt với những bệnh nào?
  • Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần giúp bé khỏe mạnh, tăng cân