Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng ở trẻ em khi ngủ?

Tật nghiến răng ở trẻ em khi ngủ là sự nghiến hoặc siết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi các bé ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng ở trẻ em khi ngủ? Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng ở trẻ em khi ngủ?

Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng ở trẻ em khi ngủ?

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này ở trẻ nhỏ cho đến nay vẫn chưa được khoa học xác định rõ ràng. Chỉ có vài nguyên nhân thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em được kinh nghiệm nhiều người biết đến, cụ thể như:

  • Do các răng hàm trên và hàm dưới của trẻ mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm bé khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm các con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những bé có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như các con đang lo lắng về bài kiểm tra, bé cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
  • Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây nên nghiến răng ở trẻ em khi ngủ. Nếu trong gia đình đã có người mắc phải chứng bệnh này thì khả năng bé mắc bệnh này khá cao.
  • Trẻ em vào ban ngày hoặc trước khi ngủ hoạt động quá nhiều, đêm đến cũng có thể làm bé nghiến răng khi ngủ.
HoiBenh.vn-nguyen-nhan-gay-ra-tat-nghien-rang-o-tre-em-khi-ngu-body-2
Trẻ em vào ban ngày hoặc trước khi ngủ hoạt động quá nhiều

Tác hại của hiện tượng nghiến răng ở trẻ em khi ngủ

Tuy hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em là rất phổ biến nhưng phụ huynh đừng nên xem thường, vì nếu không giúp bé từ bỏ tật này sớm sẽ trở thành thói quen kéo dài cho đến khi trưởng thành, thậm chí là suốt đời. Hơn nữa, nghiến răng liên tục thường xuyên dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chức năng cơ hàm của các bé. Cụ thể:

  • Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể gây ra những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm. Lớp men răng ở bé sẽ bị mất dần đi, từ đó lộ ra lớp ngà vàng hơn khiến trẻ nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh. Lâu ngày răng bé sẽ bị ê buốt, múi răng bị nứt gãy, nặng hơn là bị sâu răng, rụng răng.
  • Do cơ hàm của bé bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến bé đau cơ: mỏi, đau các cơ hàm, đau đầu, cổ. Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.
  • Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Hoạt động quá mức và thường xuyên trong khi nghiến răng, các cơ có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bé bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông.

Làm gì để giúp trẻ hết nghiến răng?

HoiBenh.vn-nguyen-nhan-gay-ra-tat-nghien-rang-o-tre-em-khi-ngu-body-3
Hiện tượng nghiến răng ở trẻ em khi ngủ hoàn toàn có thể được gỡ bỏ

Hiện tượng nghiến răng ở trẻ em khi ngủ hoàn toàn có thể được gỡ bỏ nếu cha mẹ thường xuyên quan tâm đến giấc ngủ của bé, và thực hiện một số biện pháp sau theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa khi thấy các con có dấu hiệu nghiến răng:

  • Trước tiên, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu dẫn đến hiện tượng nghiến răng ở trẻ em khi ngủ là điều rất quan trọng, từ đó mới có cách thức loại bỏ căn bệnh này.
  • Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng.
  • Trước khi ngủ, nên đọc sách, kể chuyện cho con nghe hoặc làm cho tinh thần của bé thoải mái, dễ chịu, vui vẻ để bé dễ chìm vào giấc ngủ ngon. Không nên nhắc đến việc nghiến răng trước mặt bé.
  • Nên tập cho bé các thói quen ngủ đúng giờ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nên hạn chế cho các con xem những bộ phim hành động, kinh dị để bé cảm thấy sợ và dễ gặp ác mộng. Hãy cho các bé thư giãn bằng những bộ phim hoạt hình, những bản nhạc du dương trước khi ngủ.
  • Cho bé ăn uống đủ chất, tăng cường các chất canxi tốt cho răng của trẻ.

Ngoài những việc thực hiện trên, cách tốt nhất để xem xét tình trạng hiện tại của bé thì phụ huynh nên đưa con đến gặp các bác sĩ nha khoa để thăm khám, xem nguyên nhân, tình trạng nghiến răng ở trẻ em khi ngủ là gì và có hướng điều trị thích hợp cho bé. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn các bé nghiến răng. Tác dụng của dụng cụ này là ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến, làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra.

Xem thêm:

  • 4 bước loại bỏ triệu chứng nghiến răng bạn nên biết
  • Trẻ nghiến răng khi ngủ liệu có hại hay không?
  • Ngủ nghiến răng là bệnh gì?