Nguyên nhân gây ra chứng tăng động?

Tăng động là trạng thái hoạt động không bình thường hoặc bất thường, tình trạng này thường gây khó khăn cho những người xung quanh người bệnh, chẳng hạn như giáo viên, người sử dụng lao động và phụ huynh. Bên cạnh đó, những người tăng động cũng thường bị lo âu hoặc trầm cảm vì tình trạng của bản thân và cách mọi người phản ứng với họ.

Nguyên nhân gây ra chứng tăng động? Nguyên nhân gây ra chứng tăng động?

Một số điểm chính về tăng động

Những người tăng động có thể gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống do họ không thể đứng yên một chỗ, khả năng tập trung kém hoặc không có. Ví dụ, sự tăng động có thể dẫn đến khó khăn khi đi học ở trường, khi đi làm việc, thậm chí có thể làm căng thẳng mối quan hệ với bạn bè và gia đình. Điều này có thể dẫn đến tai nạn, bị thương, và làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy của người bệnh.

Tăng động có nhiều đặc tính (dạng) khác nhau, bao gồm:

  • Hoạt động liên tục
  • Hành vi hung hăng
  • Hành vi bốc đồng
  • Khó tập trung, dễ bị phân tâm

Tăng động thường là triệu chứng của một nguyên nhân bệnh tiềm ẩn khác, chẳng hạn như các bệnh tâm thần hay các vấn đề sức khỏe khác.

Một trong những rối loạn chính liên quan đến tăng động là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, viết tắt là ADHD (attention deficit hyperactivity disorder). ADHD là một loại rối loạn khiến người bệnh hoạt động quá mức, thiếu tập trung và bốc đồng. Tình trạng này thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ, nhưng một số người lớn cũng có thể bị chứng ADHD.

Tăng động có thể điều trị được. Để có kết quả tốt nhất, cần phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-chung-tang-dong-body-1

Nguyên nhân gây tăng động

Tình trạng tăng động có thể được tạo ra bởi những rối loạn về tâm thần hoặc thể chất. Phổ biến nhất là:

  • ADHD - chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Bệnh cường giáp, hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp
  • Rối loạn ở não bộ
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Rối loạn tâm lý.

Nhận biết các dấu hiệu của tăng động

Ở trẻ em, chứng tăng động có thể dẫn đến việc khó tập trung khi học ở trường, các bé cũng có thể xuất hiện các hành động bốc đồng như:

  • Nói chuyện quá nhiều
  • Hay buột mồm nói
  • Đánh các bạn khác
  • Hoạt động luôn chân luôn tay

Ở người lớn, chứng tăng động có thể có các biểu hiện như sau:

  • Khó tập trung trong công việc
  • Chỉ chú ý tập trung được trong khoảng thời gian ngắn
  • Khó nhớ tên người, đồ vật, các con số hoặc các thông tin

Ngoài ra, họ có thể đi kèm chứng bệnh lo lắng hoặc trầm cảm nếu thấy không tự tin về tình trạng sức khỏe của mình. Những người này có thể biểu hiện các triệu chứng bệnh từ khi còn nhỏ.

Cách chẩn đoán chứng tăng động

Nếu người thân hoặc con bạn có một vài dấu hiệu tăng động, hãy đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi về các triệu chứng của người đó, tập trung tìm hiểu thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh và bất kỳ thay đổi nào của tình hình sức khỏe xảy ra gần đây. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu tên của bất kỳ loại thuốc nào mà người đó có đang sử dụng để điều trị các bệnh thông thường hoặc các vấn đề về tâm thần nào đó; đáp án của câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ xác định thể loại tăng động đang biểu hiện và liệu đó chỉ là một tình trạng mới gặp hay tình trạng ở dạng tiến triển xấu đi, hoặc đơn giản chỉ là tác dụng phụ của thuốc.

Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp bác sĩ điều trị hiệu quả tình trạng bệnh của bệnh nhân.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-chung-tang-dong-body-2

Cách điều trị chứng tăng động

Nếu bác sĩ cho rằng chứng tăng động có nguyên nhân từ một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, họ có thể kê đơn thuốc để điều trị dứt điểm vấn đề đó. Các vấn đề sức khỏe của các bộ phận sau trong cơ thể thường góp phần gây nên chứng tăng động đó là:

  • Vấn đề về tuyến giáp
  • Vấn đề trong não bộ
  • Vấn đề về hệ thần kinh

Bác sĩ có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể, vì chứng tăng động cũng có thể là hậu quả của sự mất cân bằng nội tiết tố. Ví dụ, bạn có thể bị mất cân bằng hormone tuyến giáp hoặc hormone của các tuyến khác.

Tăng động cũng có thể liên quan đến rối loạn cảm xúc. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên gia sẽ xem xét các triệu chứng bệnh để xác định tình trạng bệnh. Khi đã chẩn đoán được tình trạng, bác sĩ sẽ quyết định việc cho bệnh nhân dùng thuốc, hoặc các hình thức trị liệu để giúp kiểm soát sự tăng động.

Phương pháp trị liệu tăng động

Liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp nói chuyện là những phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị chứng tăng động.

Liệu pháp hành vi nhận thức nhằm mục đích thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Nội dung các buổi trị liệu bao gồm: thảo luận về các triệu chứng của bệnh với chuyên gia trị liệu, dạy cách đối phó với tình trạng bệnh và giảm dần mức độ của bệnh.

Thuốc chống tăng động

Khi trị liệu không cải thiện được tình hình, người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc này có tác dụng làm dịu, được kê đơn cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm:

  • Dexmethylphenidate (Focalin)
  • Dextroamphetamine và amphetamine (Adderall)
  • Dextroamphetamine (Dexedrine, Dextrostat)
  • Litoreamfetamine (Vyvanse)
  • Methylphenidate (Ritalin)

Việc sử dụng những loại thuốc này cần được bác sĩ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ.

Bạn cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích vì chúng có thể tạo ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Các chất kích thích phổ biến nhất là caffeine và nicotine.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Healthline)

Xem thêm:

  • 12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động
  • Biện pháp giúp trẻ mắc chứng ADHD - tăng động giảm chú ý tự tin hơn
  • 4 địa chỉ khám tăng động cho trẻ vào cuối tuần tại TP.HCM