Nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em

Có không ít người lầm tưởng rằng xơ gan nói chung và bệnh xơ gan cổ trướng nói riêng thường gặp ở người lớn, hay sử dụng rượu bia, chất kích thích. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em đang có tỉ lệ gia tăng. Các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu ngay về dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em để nhanh chóng tìm thấy phương pháp ngăn ngừa và khắc phục kịp thời nhất cho trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em Nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em

Nguyên nhân nào gây bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em?

Bệnh xơ gan là quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, tình trạng này kéo dài khiến cho các siêu virus tấn công và làm tổn thương gan không có khả năng tái tạo, khiến cho gan bị xơ hóa. Do sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải.

Xơ gan cổ trướng hay xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Cổ trướng hình thành do sự tích lũy tụ dịch gây ra tình trạng phình to ở ổ bụng. Ở trẻ khỏe mạnh, khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không có nước, nếu có chỉ là một chút dịch nhầy bôi trơn. Nếu giữa lá tạng và lá thành của màng bụng xuất hiện một lượng dịch thì gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng. Dịch màng bụng hay dịch cổ trướng có một lượng lớn protein dạng albumin, màu vàng nhạt.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ mắc bệnh xơ gan cổ trướng?

  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến gan khá cao.
  • Viêm gan tự miễn: tức hệ miễn dịch tự chống đối lại gan.
  • Hẹp đường mật: thường gặp phải ở tháng đầu tiên khi trẻ mới được sinh ra.
  • Trẻ mắc bệnh béo phì, tăng cân không có khoa học.
  • Thiếu Alpha-1 antitrypsin ngăn chặn quá trình sinh sản các axit amin bảo vệ gan.
  • Viêm xơ đường mật thứ phát
  • Mắc bệnh Wilson
  • Lây nhiễm virus bệnh gan từ nhiều đường khác nhau.
  • Viêm gan B và C
  • Bệnh dự trữ glycogen
  • Tyrosinemia
  • Xơ nang
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-xo-gan-co-truong-o-tre-em-body-1

Biểu hiện bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em

Khi bệnh xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn xơ gan cổ trướng ở trẻ em, việc điều trị sẽ khó khăn hơ do các tế bào gan đã xơ hóa hoàn toàn, chắc năng gan bị suy giảm nhanh chóng. Ở giai đoạn này, khoảng 80% – 90% cấu trúc gan đã bị xơ hóa, không còn khả năng hồi phục và dễ dàng nhận thấy các triệu chứng xơ gan cổ trướng như:

  • Sức khỏe của người bệnh bị suy kiệt, giảm cân đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Chân bị phù, mềm, khi ấn vào có vết lõm, mất 1 – 2 phút vết lõm mới biến mất.
  • Trẻ đi đại tiện ra phân màu đen do tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn, bụng to do dịch cổ trướng ứ đọng. Có cổ trướng từ ít đến nhiều, làm căng bụng, cổ trướng tái phát nhanh là biểu hiện của chức năng tế bào gan suy kém trong tổng hợp protein.
  • Hiện tượng hoàng đản xuất hiện, ban đầu da có màu vàng nhẹ, sau đó càng vàng đậm hơn, ban đầu màu vàng xuất hiện trên các niêm mạc rồi lan ra toàn thân.
  • Do gan không lọc được ammoniac nên não bị nhiễm độc, khiến cho người bệnh bị hôn mê, rươi vào tình trạng lúc ngất, lúc tỉnh.
  • Do gan không còn chức năng thải độc nên xuất hiện các biểu hiện như suy thận, sao mạch trên da, môi, lưỡi, niêm mạc mắt nhợt nhạt, nôn, tiêu chảy, sụt cân, thiếu máu, bầm huyết dưới da do viêm phúc mạc, phân nhạt màu giống đất sét.

Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng ở trẻ em

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-xo-gan-co-truong-o-tre-em-body-2
Xét nghiệm máu

Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ xơ gan nói chung và xơ gan cổ trướng nói riêng, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán. Các xét nghiệm trong chẩn đoán xơ gan ở trẻ em có thể là:

  • Xét nghiệm máu: để đánh giá gan hoạt động tốt như thế nào và tìm nguyên nhân gây xơ gan.
  • Chụp CT, MRI, siêu âm để phát hiện những thay đổi trong gan.
  • Sinh thiết gan: phân tích một mẫu nhỏ tế bào gan.

Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng ở trẻ em

Khi các biểu hiện xơ gan cổ trướng xuất hiện, bệnh nhân không còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn do gan đã bị xơ hóa và không còn chức năng giải độc gan. Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn này chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và ngăn chặn bệnh tiến triển thành ung thư gan.

Một số các phương pháp điều trị bệnh giai đoạn xơ gan cổ trướng như dùng thuốc lợi tiểu, ghép gan hay chọc dịch cổ trướng. Tùy theo sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Phương pháp chọc hút ổ dịch thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu, tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vỡ ổ dịch, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Ghép gan là phương pháp cuối cùng nhưng bị hạn chế do chi phí cao và không khả thi có bệnh nhân xơ gan

Điều trị xơ gan cổ trướng bằng phương pháp hấp thu dịch là phương pháp sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp với bổ sung chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế hấp thu lượng nước và nước báng trọng bụng, giảm áp lực cho gan và thận, giảm gánh nặng cho ổ bụng khi đói, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể.

Nhờ sự phát triển của y học, phương pháp hấp thu dịch trong điều trị xơ gan cổ trướng đang được đánh giá là an toàn, hiệu quả, hạn chế xâm lấn, tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liệu pháp điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc đông tây y bừa bãi vì có thể gây hại cho gan và làm bệnh tình nặng hơn.

Cần lưu ý những gì khi phát hiện bệnh về gan ở trẻ em?

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-xo-gan-co-truong-o-tre-em-body-3

Xơ gan ở trẻ em được xem là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ,..Do đó khi phát hiện các bệnh về gan thì việc ngăn ngừa biến chứng thành xơ gan cổ trướng ở trẻ em là điều quan trọng nhất. Nếu xơ gan sang giai đoạn xơ gan cổ trướng thì không thể nào cứu vãn được nữa. Có một số biện pháp chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ tiến triển thành xơ gan ở trẻ được biết đến:

  • Đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh gan ở trẻ. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ, giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường, tránh gây thừa cân, béo phì khiến cho tình trạng xơ gan diễn biến nặng hơn.
  • Tuân thủ pháp đồ điều trị bệnh chặt chẽ.
  • Trẻ mắc bệnh gan thường có xu hướng giữ nước trong cơ thể. Mà biểu hiện tiêu biểu đó chính là triệu chứng trướng bụng, phù chân. Bởi vậy điều quan trọng là phải hạn chế lượng nước bị tích tụ lại trong cơ thể.
  • Tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều muối như: đồ ăn nhanh, thức ăn có muối, nước mắm, bột ngọt,..
  • Cho trẻ sử dụng nhiều thực phẩm tươi sẽ tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn vì những thực phẩm này thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất dễ tiêu hóa và không gây tích nước.
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng các loại thịt đỏ.
  • Trẻ mắc bệnh xơ gan vẫn có nhu cầu bổ sung chất đạm như người bình thường. Tuy nhiên không nên cho trẻ sử dụng đạm động vật, nhưng thay vào đó có thể sử dụng đạm thực vật như đậu nành, oliu để dễ tiêu hóa hơn.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-xo-gan-co-truong-o-tre-em-body-4
  • Bệnh nhân xơ gan nên hạn chế tình trạng táo bón. Khi trẻ bị táo bón sẽ làm tăng lượng amoniac trong máu từ đó dễ dẫn đến hôn mê gan. Có thể uống thuốc nhuận tràng dành riêng cho người bệnh gan như lactulose để làm giảm nguy cơ bị hôn mê gan. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Bên cạnh đó cần bổ sung nhiều rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Thuốc Maalox trị bệnh gì?
  • Hút thuốc lá có bị gan nhiễm mỡ không?
  • Thực hư chuyện ung thư gan có di truyền không?