Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức báo động đỏ

Trong thời gian vừa qua, không khí tại Hà Nội đang bị bao trùm bởi một lớp khói bụi ô nhiễm ở mức báo động đỏ khiến người dân thủ đô vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức báo động đỏ là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin sau đây.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức báo động đỏ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức báo động đỏ

Trong thời gian vừa qua, không khí tại Hà Nội đang bị bao trùm bởi một lớp khói bụi ô nhiễm ở mức báo động đỏ khiến người dân thủ đô vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức báo động đỏ là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin sau đây.

1. Thực trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội

  • Trong khoảng thời gian một tuần gần đây, chỉ số chất lượng không khí ( AQI) đo được tại thành phố Hà Nội thường xuyên ở mức 100-200, đây là mức báo động đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
  • Tại ngưỡng ô nhiễm này, mọi người có thể bị ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là đối với những người ở nhóm nhạy cảm như: người già, trẻ nhỏ, những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có khả năng bị ảnh hưởng bởi không khí bị ô nhiễm cao hơn.
  • Theo ghi nhận từ ứng dụng quan trắc chất lượng không khí PAM Air thì có hơn 40 điểm đo của Hà Nội vào lúc 8 giờ sáng ngày 15/09/2019 đều có chỉ số chất lượng không khí AQI từ 150-170, thuộc nhóm màu đỏ.
  • Trong các ngày 15 và 16/09, nồng độ bụi trong không khí tại Hà Nội đều ở mức cao, ô nhiễm bụi xuất hiện ở nhiều khu vực trong thành phố.
  • Vào 7 giờ sáng ngày 16/09/2019, chỉ số AQI đo được tại khu vực Đại sứ quán Mỹ ( phố Láng Hạ) lên tới 204. Đây là ngưỡng xấu và rất nguy hại cho sức khỏe, cảnh báo sức khỏe ở tình trạng khẩn cấp và toàn bộ người dân đều có khả năng bị ảnh hưởng.
  • Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và vấn đề được đánh giá là nghiêm trọng nhất do loại bụi này chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gen, các loại khẩu trang thông thường cũng không có khả năng ngừa loại bụi này.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-khong-khi-tai-ha-noi-o-muc-bao-dong-do-body-1

2. Chỉ số đánh giá chất lượng không khí

Người ta đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí ( viết tắt là AQI), đây là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm không khí, cho biết được tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của con người.

Chỉ số AQI được chia ra thành 5 nhóm.

  • Từ 0-50: không khí tốt.
  • Từ 51-100: không khí trung bình, nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian bên ngoài.
  • Từ 101-200: không khí kém, nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian bên ngoài.
  • Từ 201-300: không khí xấu, nhóm nhạy cảm cần tránh ra ngoài, nhóm khác hạn chế ra ngoài.
  • Từ 300 trở lên: không khí thuộc ngưỡng nguy hại, tất cả mọi người nên ở trong nhà.

Với chỉ số AIQ được đo tại thành phố Hà Nội trong những ngày qua thường xuyên trên 100 thì chất lượng không khí tại Hà Nội được xếp loại kém.

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội

  • Theo như TS. Hoàng Dương Tùng- Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, Hà Nội đang trong giai đoạn đầu đông và theo quy luật thì hiện tượng nghịch nhiệt thường xảy ra vào thời điểm này.
  • Cụ thể, thông thường khi càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp, nhưng khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra thì trong những ngày đầu đông thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng cao. Khi đó, lớp nghịch nhiệt sẽ ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao, do đó, các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại ở tầng thấp khiến không khí bị ô nhiễm và các hạt bụi lơ lửng trong không trung.
  • Theo như thông tin được đăng tải trên VOV thì 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội được phát sinh ra từ các hoạt động giao thông. Một số khu vực có nồng độ ô nhiễm bụi cao tập trung ở các quận như: Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Từ Liêm.
  • GS.TS Phạm Ngọc Hồ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, môi trường không khí tại thành phố Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng là do nhiều nguyên nhân như: quá trình đô thị quá nhanh với mật độ công trình xây dựng quy mô lớn, cùng với đó là sự gia tăng dân số cơ học, kéo theo sự gia tăng mạnh các phương tiện giao thông. Theo thống kê, thành phố Hà Nội có tới 5.8 triệu xe máy và 0.7 triệu ô tô.
  • Đồng thời, sự thiếu hụt các số liệu quan trắc nhiều năm tại các trạm quan trắc cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới việc cảnh báo mức độ ô nhiễm trong những năm vừa qua.
  • Lượng mưa ít, nhiệt độ trong không khí thấp do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khiến cho không khí ô nhiễm hơn mùa hè.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-khong-khi-tai-ha-noi-o-muc-bao-dong-do-body-2

4. Giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm tại Hà Nội

  • Người dân nên thường xuyên theo dõi chất lượng không khí thông qua cổng thông tin điện tử của thành phố hoặc qua mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường hay của Đại sứ quán Mỹ.
  • Với những người thuộc nhóm nhạy cảm như mắc bệnh hen suyễn, lao phổi, đang gặp các bệnh về đường hô hấp thì nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài môi trường.
  • Cần tăng diện tích trồng cây xanh và mặt nước trong thành phố. Theo các kết quả nghiên cứu thì cây xanh có khả năng hấp thu 50% bụi, phóng xạ, hấp thụ hơi và bụi độc trong không khí.
  • Cùng với đó cần nâng cao công tác tuyên truyền trong cộng đồng để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường không khí.
  • Để giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục đầu tư cơ giới hóa xe hút bụi, cùng với đó là siết chặt các hoạt động xe chở bùn đất, phế thải vào ban đêm...

Với tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội thì mọi người nằm trong đối tượng nhạy cảm nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là tại các khu vực đông dân và nhiều phương tiện giao thông qua lại, cùng với đó mỗi người hãy có ý thức bảo vệ môi trường để giữ gìn môi trường không khí của thành phố được trong sạch hơn.

Xem thêm:

  • Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không?
  • Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?
  • Báo động môi trường không khí ô nhiễm từ bụi PM2.5