Nguyên nhân gây bệnh tiểu cầu thấp

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu. Tiểu cầu thấp quá mức khiến quá trình đông máu không được thực hiện, gây chảy máu kéo dài, có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân nào dẫn đến giảm tiểu cầu? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu cầu thấp Nguyên nhân gây bệnh tiểu cầu thấp

HoiBenh giúp bạn có câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Triệu chứng tiểu cầu thấp

Tiểu cầu thấp trong máu xảy ra khi số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 150.000 tiểu cầu trên mỗi microliter máu. Nó khiến máu khó đông, dễ gây xuất huyết ở não hoặc xuất huyết nội tạng. Các triệu chứng của tiểu cầu thấp có thể bao gồm:

  • Cơ thể dễ bầm tím
  • Xuất huyết dưới da, cơ thể nổi những mảng màu đỏ, ấn vào không thấy hết đỏ
  • Chảy máu kéo dài do vết cắt
  • Chảy máu từ nướu hoặc mũi của bạn
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Dòng chảy kinh nguyệt nặng bất thường
  • Mệt mỏi
  • Lá lách to
  • Vàng da
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-cau-thap-body-1

Nguyên nhân dẫn đến tiểu cầu thấp

Vì tiểu cầu chỉ sống được khoảng 10 ngày nên tủy sống phải liên tục sản xuất tiểu cầu mới. Vì vậy, nó chiếm một lượng lớn trong máu. Thông thường số lượng tiểu cầu là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microliter máu lưu thông.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu cầu thấp.

Bẫy tiểu cầu

Lá lách hoạt động để chống nhiễm trùng và lọc những vi khuẩn, vật lạ không mong muốn trong máu. Nhưng khi bị lá lách to sẽ gây ra một số rối loạn. Nó sẽ chứa quá nhiều tiểu cầu, và làm giảm đi số lượng tiểu cầu trong máu.

Giảm sản xuất tiểu cầu

Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương, nếu sản xuất thấp sẽ gây ra giảm số lượng tiểu cầu. Các yếu tố khiến quá trình sản xuất tiểu cầu giảm

  • Bệnh bạch cầu
  • Một số loại thiếu máu
  • Nhiễm virus, như viêm gan C hoặc HIV
  • Thuốc hóa trị
  • Tiêu thụ rượu nặng

Tăng sự phá vỡ của tiểu cầu

Một số điều kiện có thể khiến cơ thể bạn sử dụng hết hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn so với chúng được tạo ra. Điều này dẫn đến nguy cơ tiểu cầu thấp trong máu của bạn.

  • Mang thai: gây giảm tiểu cầu nhẹ và hồi phục sau sinh
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch: đối với các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm tiểu cầu, phá hủy tiểu cầu.
  • Vi khuẩn trong máu. Nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng liên quan đến máu (nhiễm khuẩn huyết) có thể dẫn đến phá hủy tiểu cầu.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các cục máu nhỏ đột nhiên hình thành trên khắp cơ thể bạn, sử dụng hết số lượng lớn tiểu cầu, gây tiểu cầu thấp trong máu
  • Hội chứng urê huyết tán huyết. Rối loạn hiếm gặp này làm giảm mạnh tiểu cầu, phá hủy các tế bào hồng cầu và suy giảm chức năng thận.
  • Thuốc. Một số loại thuốc có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Các ví dụ bao gồm heparin, quinine, kháng sinh chứa sulfa và thuốc chống co giật.

Biến chứng của tiểu cầu thấp

  • Gây chảy máu kéo dài: Vì tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, vậy nên khi tiểu cầu thấp, máu sẽ khó đông dẫn đến việc mất máu kéo dài, gây nguy hiểm cho cơ thể
  • Chảy máu trong nguy hiểm có thể xảy ra khi số lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống dưới 10.000 tiểu cầu trên mỗi microliter. Mặc dù hiếm gặp, giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây chảy máu vào não, xuất huyết nội tạng, có thể gây tử vong.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-cau-thap-body-2

Chẩn đoán tiểu cầu thấp như thế nào

Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm theo quy trình sau đây để xác định xem bạn có bị giảm tiểu cầu hay không:

  • Xét nghiệm máu. Công thức máu hoàn chỉnh xác định số lượng tế bào máu, bao gồm cả tiểu cầu, trong một mẫu máu của bạn. Ở người trưởng thành, số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microliter máu. Nếu công thức máu toàn phần cho thấy bạn có ít hơn 150.000 tiểu cầu, bạn sẽ bị kết luận là tiểu cầu thấp
  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu chảy máu dưới da của bạn và đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm khác tùy thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng của bạn.

Điều trị tiểu cầu thấp

Những người bị giảm tiểu cầu nhẹ có thể không cần điều trị.

Một số người bị giảm tiểu cầu nặng hoặc lâu dài (mãn tính). Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra số lượng tiểu cầu thấp của bạn, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân cơ bản của giảm tiểu cầu: nếu bác sĩ xác định tình trạng tiểu cầu thấp do sử dụng thuốc, phải ngừng sử dụng và chuyển sang một loại thuốc khác. Ví dụ, nếu bạn bị giảm tiểu cầu do heparin, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn ngừng sử dụng heparin và kê toa một loại thuốc làm loãng máu khác.
  • Truyền máu hoặc tiểu cầu: Trong trường hợp bị mất máu quá nhiều hoặc tiểu cầu quá thấp
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-cau-thap-body-3
  • Thuốc: Nếu tình trạng của bạn liên quan đến vấn đề hệ thống miễn dịch, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để tăng số lượng tiểu cầu. Lựa chọn thông thường là thuốc corticosteroid hoặc các thuốc mạnh hơn ức chế hệ thống miễn dịch
  • Phẫu thuật: Nếu tiểu cầu giảm do lá lách to, cách điều trị duy nhất là cắt lá lách
  • Trao đổi huyết tương: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu có thể dẫn đến một trường hợp khẩn cấp y tế cần trao đổi huyết tương.

Lối sống và biện pháp khắc phục giảm tiểu cầu tại nhà

  • Tránh các hoạt động có thể gây thương tích, mất máu
  • Hạn chế rượu bia, chất có cồn: vì nó làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu
  • Hãy thận trọng với các loại thuốc không kê đơn: Thuốc giảm đau aspirin và ibuprofen có thể gây suy giảm chức năng tiểu cầu
  • Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm 1 lần đề phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật

Xem thêm:

  • Bệnh giảm tiểu cầu có mang thai được không?
  • Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn