Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Nhiều bố mẹ tỏ ra lo lắng khi con mình bị hắc lào mà không nhận biết được? Đừng quá lo, bài viết dưới đây HoiBenh sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh để phụ huynh yên tâm hơn, cũng từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Nhiều bố mẹ tỏ ra lo lắng khi con mình bị hắc lào mà không nhận biết được? Đừng quá lo, bài viết dưới đây HoiBenh sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh để phụ huynh yên tâm hơn, cũng từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Có những việc đơn giản hằng ngày bố mẹ thường chủ quan, xem là vô hại nhưng chính những thói quen không tốt đó lại gây nên bệnh cho trẻ sơ sinh.

Thứ nhất là do vệ sinh thân thể kém: Trẻ sơ sinh thường hay va chạm vào những đồ vật mà trẻ cảm thấy mới lạ, cũng từ đó khiến trẻ dễ tiếp xúc với vi khuẩn và bôi lên quần áo hay cơ thể. Nếu mẹ không thường xuyên thay quần áo cho trẻ hay tắm gội không sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo hay đồ chơi của những người bị bệnh hắc lào cũng dễ lây bệnh sang cho trẻ nhỏ.
vicare.vn-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-hac-lao-o-tre-so-sinh-body-1

Việc vệ sinh thân thể cho bé rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh ngoài da.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Hắc lào hay còn gọi là bệnh lác. Là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở trẻ sơ sinh là cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi,... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn.

- Bệnh lúc đầu chỉ gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng hoặc ngực... Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.
vicare.vn-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-hac-lao-o-tre-so-sinh-body-2

Cách điều trị bệnh hắc lào an toàn cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo là không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau....vì các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển sinh trưởng của trẻ về sau. Chính vì vậy giải pháp điều trị bệnh hắc lào an toàn cho trẻ bằng một số phương pháp tại nhà dưới đây:

Dùng lá trầu không: Các mẹ chỉ cần lấy lá trầu không rửa sạch, đem giã nhỏ vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước cốt này lên vùng da bị bệnh hắc lào rồi để khô tự nhiên. Các chất có trong lá trầu không sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và đồng thời làm se vết thương giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Chuối tiêu xanh: Hay đơn giản hơn, phụ huynh lấy 1 quả chuối tiêu xanh cắt đôi và chà mủ nhựa chuối lên vùng da bị hắc lào, làm như vậy khoảng 2 lần/ngày và liên tục trong vòng 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm hoàn toàn, các vết thương đã khô gần như hoàn toàn.
>>> Xem thêm: Bệnh hắc lào chữa như thế nào là đúng cách?
vicare.vn-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-hac-lao-o-tre-so-sinh-body-3

Phòng ngừa hắc lào cho trẻ sơ sinh

- Các mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên, khi thấy quần áo bẩn nên thay ngay vừa phòng bệnh hắc lào nói riêng và các bệnh khác nói chung.

- Khi trẻ đã bị hắc lào nên cách lào nên cách ly tránh lây lan sang người khác.

- Ngoài ra không nên cho trẻ dùng chung đồ với người bị bệnh hắc lào.

Bài viết trên đây, HoiBenh đã chia sẻ đến mọi người tần tần tật mọi thông tin về bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh. Hy vọng các bậc phụ huynh cần chú ý những bất thường nhỏ nhất của trẻ để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện ra trẻ bị hắc lào nếu áp dụng các biện pháp điều trị trên không khỏi thì cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời giúp bệnh nhanh khỏi cũng như không để lại bất kỳ di chứng nào ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
>>> Xem thêm: Bệnh hắc lào có tự khỏi được không?