Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh

Bệnh tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao là tình trạng áp suất của máu tăng lên và có thể gây nguy hại cho cơ thể. Tăng huyết áp đang nhanh chóng trở thành một căn bệnh nguy hiểm khi mà hầu như trong mỗi gia đình đều có một người mắc chứng bệnh này. Đó có thể là ông bà, cha mẹ của bạn, là bạn hay những người mà bạn quen biết. Phần lớn các bệnh nhân huyết áp cao thường ...

Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh

Bệnh tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao là tình trạng áp suất của máu tăng lên và có thể gây nguy hại cho cơ thể. Tăng huyết áp đang nhanh chóng trở thành một căn bệnh nguy hiểm khi mà hầu như trong mỗi gia đình đều có một người mắc chứng bệnh này. Đó có thể là ông bà, cha mẹ của bạn, là bạn hay những người mà bạn quen biết. Phần lớn các bệnh nhân huyết áp cao thường không phát hiện được các triệu chứng hay dấu hiệu rõ rệt cho đến khi bất ngờ bị tăng huyết áp. Cho đến nay, bệnh huyết áp cao vẫn chưa được chẩn đoán sớm cho những người đang phải chịu đau đớn vì nó.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-6

Huyết áp cao là gì? Làm sao để nhận biết bị cao huyết áp?

Rất khó để xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc chẩn đoán tăng huyết áp như tuổi tác, triệu chứng của các bệnh nguy hiểm khác, cân nặng và nhiều yếu tố khác. Hiện nay, vẫn còn những tranh cãi về khái niệm huyết áp ổn định là gì. Huyết áp ổn định là phạm vi giới hạn của huyết áp và ở giới hạn đó, trong một khoảng thời gian dài, chúng ta không có nguy cơ bị tăng huyết áp.

Dễ hiểu hơn, nếu một người có chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mm ​​Hg và có biểu hiện của một số yếu tố nguy hiểm khác thì được cho là có bệnh huyết áp cao. Huyết áp thường được đo bằng máy đo huyết áp hay huyết áp kế.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-1

Nguyên nhân gây tăng huyết áp?

Một số nguyên nhân liên quan trực tiếp đến tăng huyết áp bao gồm:

- Lối sống ít vận động: Cuộc sống thoải mái trong thế giới ngày nay khiến chúng ta đốt cháy rất ít lượng calo cần thiết và đây có thể là một yếu tố tiềm ẩn gây ra bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

- Thói quen ăn uống không tốt

- Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh hay đồ ăn không lành mạnh là một nguyên nhân chủ yếu làm tăng huyết áp, bởi trong đó có đầy chất béo và các thành phần gây hại. Đây là loại thực phẩm có thể gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu, gây ra hậu quả là bệnh tăng huyết áp.

- Hút thuốc: Thói quen hút huốc lá, xì gà hay tẩu gây tăng huyết áp nhanh hơn rất nhiều so với các nguyên nhân khác và cần phải dừng lại ngay lập tức. Điều này sẽ gây ra xơ cứng mạch máu và tăng huyết áp.

- Uống rượu: Uống rượu hay đồ có cồn làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao và các bệnh về tim.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-2

- Căng thẳng: Căng thẳng cũng là một phần của nguyên nhân gây ra tăng huyết áp và thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim nếu không được kiểm soát tốt.

- Lượng muối cao trong chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu natri có trong muối cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

- Yếu tố di truyền: Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở những người có cha mẹ cũng mắc bệnh cao huyết áp.

- Tuổi tác: Những người ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về tăng huyết áp. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi trẻ hơn cũng có nguy cơ bị căn bệnh này.

- Những nguyên nhân khác: Bệnh nhân bị các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh béo phì, thận và tiểu đường thường có nguy cơ bị cao huyết áp sau này.

- Mang thai: Một số phụ nữ mang thai có thể bị huyết áp cao trong suốt thai kỳ. Vì vậy, họ cần được điều trị nhanh chóng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-3

Làm thế nào để tránh tăng huyết áp?

Một số lời khuyên dành cho bạn để tránh bị tăng huyết áp:

- Tập thể dục thường xuyên: Nên đi bộ nhẹ nhàng 45 phút mỗi ngày. Đây là một bài tập tốt nhất cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp, tránh những bài tập nặng, vận động mạnh.

- Chế độ ăn uống: Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ huyết áp cao nên chuyển sang chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát huyết áp, bao gồm chế độ ăn ít muối và đồ ăn không béo. Tránh tất cả các chất béo bão hòa như dầu dừa, bơ, bơ lỏng, nên chọn dầu ô liu, dầu thực vật, dầu từ hoa hướng dương. Hạn chế chỉ dùng 2 muỗng cà phê dầu mỗi ngày. Tăng chế độ ăn giàu chất xơ, rau củ và hoa quả. Nên ăn cả vỏ đối với những loại trái cây có vỏ.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-4

- Chế độ ăn uống ít chất béo: Tuyệt đối nói không với các loại thực phẩm giàu cholesterol như bơ, bơ lỏng, sữa chua tiệt trùng, thực phẩm chiên, rán. Tránh ăn nhiều trứng, thịt sống, gân bò, ngỗng, hamburger, cá chiên giòn.

- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Do đó, những bệnh nhân này nên dừng hút thuốc cũng như tránh bị hút thuốc thụ động vì chúng đều có nguy cơ gây bệnh như nhau.

- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn: Tránh uống rượu vì rượu bia làm tăng lượng chất béo trong máu. Nếu không, nên giới hạn uống 2 lần mỗi tuần với số lượng nhỏ.

- Kiểm soát sự căng thẳng: Ngồi thiền 15 phút mỗi ngày. Mục đích của việc này là để làm giảm sự căng thẳng trong cuộc sống. Chúng ta nên suy nghĩ tích cực về sức khỏe của bản thân, về công việc và gia đình, cố gắng sống với một tâm lý thoải mái. Hoặc bạn có thể tham gia một số lớp học để kiểm soát những căng thẳng cùng với chuyên gia.

vicare.vn-benh-tang-huyet-ap-va-cach-phong-tranh-body-5

- Yoga: Tập Yoga để giúp thư giãn cơ thể.

- Pranayama: Một bài tập kiểm soát hơi thở giúp cho tinh thần được thư thái. Nên thực hiện 10-15 phút mỗi ngày với sự hướng dẫn của chuyên gia.

Dr. Yogesh Kumar (*)

(Nguồn: www.practo.com)