Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục

Chảy máu cam là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ khi vào trời nóng bức, cũng có thể gặp ở người lớn. Một số trường hợp thì lành tính nhưng một số trường hợp là biểu hiện của bệnh. Nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục. HoiBenh xin cung cấp một số thông tin liên quan để giải đáp vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục

Hiện tượng chảy máu cam

Hiện tượng chảy máu cam là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh lý tai mũi họng. Máu chảy ra từ mũi, nguyên nhân máu chảy có thể tại niêm mạc mũi hoặc từ các cơ quan khác, từ các khoang khác chảy xuống mũi. Máu mũi có thể chảy nhiều hoặc ít, tốc độ chậm hay nhanh, tính chất máu đậm hay đỏ thường, có mùi máu bình thường hay mùi hôi tanh là tùy thuộc vào nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu qua mũi.

Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục

vicare.vn-nguyen-nhan-chay-mau-cam-va-cach-khac-phuc-body-1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng, do cơ thể dị ứng với một yếu tố nào đó, khiến các mô ở dọc theo niêm mạc mũi bị sưng, gây giãn mao mạch và có thể gây vỡ. Máu có thể chảy ra với lượng nhỏ, tốc độ chậm, nhanh hết khi bạn xì mũi hoặc hắt hơi mạnh.

Viêm mũi cấp tính, mãn tính

Tình trạng viêm mũi mãn tính hoặc cấp tính thì sẽ khiến cho chất nhầy bên ngoài giúp bảo vệ niêm mạc mũi bị tổn thương, khô. Các mao mạch ở phía dưới niêm mạc mũi sẽ dễ bị trầy xước, dễ bị vỡ hơn, dễ chảy máu cam. Chất dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn để bảo vệ mũi, bị khô, đông cứng, gây ngứa ngáy khó chịu, nên sẽ kích thích bệnh nhân ngoáy mũi. Nếu bệnh nhân không sử dụng nước muối loãng để làm mềm dịch nhầy bị khô trước khi lấy mà dùng tăm bông hoặc tay để lấy ra. Thì có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, trầy xước, dễ chảy máu.

Hay hắt hơi, xì mũi

Hay hắt hơi, xì mũi sẽ khiến niêm mạc mũi dễ tổn thương hơn do áp lực đẩy hơi từ bên trong mạnh. Tình trạng hắt hơi nhiều, sẽ khiến mao mạch ở niêm mạc mũi giãn hơn và dễ vỡ hơn, dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Hay ngoáy mũi

Ngoáy mũi có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc mũi do tăm cuộn bông cứng làm xây xát niêm mạc mũi, gây tổn thương, vỡ niêm mạc mũi. Thói quen này có thể làm suy giảm chức năng rào chắn bụi bẩn của mũi, có thể khiến chảy máu mũi.

Do chấn thương tại mũi

Ngoáy mũi hoặc dị vật nhọn chọc vào mũi, sang chấn gây tổn thương, loét hốc mũi do hóa chất độc hại. Nhiều trường hợp có dị vật trong mũi, khiến bệnh nhân đau đầu, chảy dịch mũi nhiều, có thể khiến chảy máu mũi. Dịch tiết ở mũi sẽ tiết ra nhiều hơn. Bạn nên được bác sĩ kiểm tra để biết nguyên nhân.

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u vùng đầu mặt

  • Trường hợp này, máu chảy ra ở mũi sẽ có màu đậm, tốc độ chậm và số lượng nhiều hơn. Ngoài ra máu chảy ra có thể có mùi hôi, có thể là tình trạng viêm nhiễm ở xoang hoặc khối u.
  • Trường hợp này bệnh nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Một số dấu hiệu kèm theo khác như: nghẹt mũi liên tục, thường ở một bên, cảm giác đau vùng trán, mũi, má, xung quanh mắt hoặc tai. Chảy dịch từ mũi xuống họng, máu cam chảy thường xuyên, liên tục, khoảng thời gian giữa các lần chảy máu cam gần nhau. Bệnh nhân còn có thể mất cảm giác mùi, vị, đau tê răng, sưng nề mặt, miệng, mũi, cổ. Cảm thấy khó nghe, khó nói, hay tái nhiễm khuẩn tai ...

U xơ vòm mũi họng

Bệnh nhân sẽ chảy nước mũi nhiều, hay ngạt mũi, tắc mũi, ù tai, nghe kém. Vấn đề này sẽ khiến bệnh nhân muốn hắt hơi hoặc xì mũi, dễ gây hiện tượng vỡ mao mạch trong mũi, gây chảy máu cam. Ngoài ra nó còn khiến bệnh nhân gầy gò, xanh xao, mệt mỏi.

Do cấu trúc bất thường tại mũi

Vẹo hoặc gai ở vách ngăn mũi, bất thường cấu trúc tại mũi khiến luồng khí thoát ra khi ho, hắt xì, xì mũi sẽ gặp cản trở, tạo nên áp lực mạnh, gây tổn thương niêm mạc mũi, mao mạch dễ vỡ hơn, gây hiện tượng chảy máu cam.

vicare.vn-nguyen-nhan-chay-mau-cam-va-cach-khac-phuc-body-2

Bệnh toàn thân cấp tính

Một số bệnh gây rối loạn đông máu, khiến tính đàn hồi của thành mạch kém hơn, dễ vỡ hơn, dễ chảy máu hơn: cúm, sởi nặng, sốt rét, sốt xuất huyết...

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch như cao huyết áp, phình vỡ động mạch, xơ vữa động mạch... có thể có hiện tượng chảy máu cam. Nguyên nhân là khi áp lực cao của dòng máu trong trường hợp huyết áp cao, phình, xơ vữa... có thể làm vỡ mạch máu bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, nhất là những nơi có mảng xơ vữa, thành mạch yếu, mỏng, xuất hiện cục máu đông... Có thể sẽ xuất hiện chảy máu bên trong các khoang và chảy ra mũi hoặc vỡ mạch máu tại mũi.

Bệnh lý về máu

Bệnh giảm tiểu cầu, rối loạn chất lượng tiểu cầu đông máu, bệnh ưa chảy máu, thiếu máu nặng, nhiễm khuẩn huyết, bạch cầu cấp, suy tủy, thiếu vitamin... có thể có hiện tượng chảy máu cam.

Thay đổi nội tiết tố

Xuất hiện ở phụ nữ có thai, thay đổi sinh lý, thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Nhất là trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu tiền sản giật, đặc điểm đặc trưng đó là huyết áp mẹ thường xuyên cao.

Thiếu vitamin C

Vitamin C là một trong những yếu tố giúp vững thành mạch. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến tình trạng thành mạch yếu, dễ vỡ, nguy cơ chảy máu cao hơn do vỡ thành mạch. Thiếu vitamin C, bệnh nhân sẽ hay có tình trạng xuất huyết dưới da, da dễ bầm tím khi va chạm vào đồ vật cứng, hay chảy máu cam, chảy máu chân răng, lúc lấy vein dễ vỡ, tím, vết thương lâu lành hơn.

Sử dụng thuốc corticoid, thuốc chống đông

Sử dụng thuốc corticoid dạng xịt kéo dài, không theo đơn. Sử dụng thuốc chống đông máu.

Do thay đổi áp suất khí quyển

Ở một số người khi leo núi lên cao, sự thay đổi áp suất khí quyển cũng khiến họ chảy máu cam. Hoặc là trường hợp đi máy bay, nhiều người bị chảy máu cam hoặc chảy máu tai do thay đổi áp suất.

Thay đổi thời tiết

  • Do thời tiết nắng nóng, cơ thể thoát nhiệt, mạch máu giãn ra để tỏa nhiệt. Giãn nhiều quá, thường thì sẽ hay có hiện tượng vỡ mạch máu ở mũi, dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.
  • Thời tiết khô nóng cũng sẽ khiến luồng khí đi vào mũi khô hơn, khiến mũi khô hơn. Khi niêm mạc mũi bị khô, tác nhân bụi sẽ khiến mũi dễ hắc xì hơn, tình huống này dễ gây chảy máu mũi hơn.

Gắng sức, vận động quá cường độ.

  • Nhiều người làm việc quá nhiều, khiến cơ thể quá mệt mỏi, mạch máu cũng trở nên đàn hồi kém hơn do chế độ nghỉ ngơi ít, nên dễ vỡ hơn. Có thể sẽ có hiện tượng chảy máu cam.
  • Hoặc do thời tiết lạnh, vận động viên tập luyện mà chưa làm ấm người trước, lao vào thực hiện những bài tập nhanh và mạnh, cơ thể cần lưu lượng máu lớn, mạch máu giãn ra đột ngột, áp lực dòng máu và giãn mạch có thể khiến vỡ mạch máu. Thường thì mạch máu tại mũi khá dễ vỡ, nên trường hợp này hay chảy máu cam hơn.

Một số trường hợp khác không rõ nguyên nhân

Trường hợp này khá ít, chỉ chiếm 5% không tìm được nguyên nhân. Nhưng lượng máu chảy ra và số lần xuất hiện khá ít. Khoảng thời gian giữa những lần tái đi tái lại cũng khá xa, thường gặp trong trường hợp gắng sức.

vicare.vn-nguyen-nhan-chay-mau-cam-va-cach-khac-phuc-body-3

Cách khắc phục tình trạng chảy máu cam

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu cam, việc bạn cần làm ngay là:

Để đầu thẳng, dùng ngón cái ấn nhẹ mũi một bên không chảy máu trong 5- 10 phút, còn mũi còn lại để cho máu tự chảy. Máu chảy ra thì chỉ lau đi chứ không chẹn lại. Còn nếu 2 mũi cùng chảy thì sẽ không ấn, mà để nó chảy tự nhiên và lau.

Để người bệnh thấy thoải mái hơn, có thể chống tay lên bàn hoặc vịn vào ghế để giữ cho thoải mái.

Trước kia, mọi người hay quan điểm sai lầm. Khi chảy máu cam thường cho ngửa đầu lên hoặc cho bệnh nhân nằm, dùng lá bàng đâm nhỏ chẹn lại. Không cho máu chảy.

  • Việc này hoàn toàn sai lầm, không nên làm theo.
  • Khi chẹn mạch máu, không cho chảy ra đường mũi, có thể máu sẽ chảy vào các khoang, các hốc khác, không thoát ra được. Lúc này, máu ứ đọng thì không có tác dụng nuôi dưỡng mà lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
  • Khi ngửa đầu, máu sẽ không chảy ra ngoài được, nó sẽ chảy vào dạ dày hoặc các chỗ khác. Điều này không nên.

Thường thì tình trạng này sẽ không cầm nhập viện nếu tình số lượng máu ít, có thể cầm được sau đó tầm 5- 10 phút, không tái đi tái lại nhiều lần. Hiện tượng này có thể là hiện tượng bình thường, do thay đổi áp suất, thời tiết hoặc vận động, làm việc quá sức. Thì có thể sẽ không cần điều trị.

Nhưng nếu tình trạng số lượng máu chảy lớn, không cầm được hoặc diễn ra nhiều lần, hoặc khoảng cách giữa những lần chảy máu cam gần nhau, hay bị chảy máu cam. Hoặc chảy máu cam trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp, ung thư hoặc bệnh lý tim mạch, bệnh nhân có hiện tượng đau đầu, nôn mửa, vật vã kích thích, hoặc bệnh nhân bị sang chấn vào vùng đầu mặt cổ .... Bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, cho làm xét nghiệm máu và điều trị.

vicare.vn-nguyen-nhan-chay-mau-cam-va-cach-khac-phuc-body-4

Phòng tránh hiện tượng chảy máu cam

  • Tìm hiểu mình dị ứng với yếu tố nào, từ đó tránh tiếp xúc, sử dụng để không bị viêm mũi dị ứng, gây chảy máu cam.
  • Hạn chế tình trạng hắt hơi bằng cách tránh các nguồn lây nhiễm cảm lạnh, cảm nắng, bụi, người mang mầm bệnh.
  • Vào thời tiết nắng nóng khô hanh hoặc thời tiết lạnh khô, bạn có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu, bôi một lượng nhỏ, mỏng ở niêm mạc mũi để tránh bị khô. Tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch mũi và bôi vào buổi sáng là tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng tăm bông ngoáy mũi. Nếu cần bạn nên thấm ướt tăm bông bằng nước muối và chọn loại tăm bông nhiều bông, phần đầu không bị lộ đầu tăm cứng. Bạn thay thế tăm bông để vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng nước muối loãng 0.9%.
  • Bổ sung vitamin C bằng đường ăn uống là cách tốt nhất để vững thành mạch, tránh chảy máu cam. Có thể bổ sung bằng hoa quả như cam, quýt,... hoặc bằng đường uống như các loại vitamin C dạng viên hoặc dạng sủi.
vicare.vn-nguyen-nhan-chay-mau-cam-va-cach-khac-phuc-body-5
  • Không để dị vật vào trong mũi.
  • Tránh các chất độc hại có thể hít phải, các chất kích thích có thể tác động vào mũi.
  • Sử dụng khẩu trang giấy khi đi ra ngoài đường và đến những nơi chứa mầm bệnh hoặc độc hại. Theo nhiều nghiên cứu, khẩu trang vải không có tác dụng trong việc phòng tránh bệnh gây hại. Sử dụng khẩu trang giấy để có tác dụng bảo vệ bạn tốt hơn.
  • Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sẽ giúp hạn chế lượng vi khuẩn tích tụ sau một ngày làm việc.
  • Xì mũi đúng cách để không làm tổn thương mũi.
  • Không cắt hết lông mũi. Đây là hàng rào đầu tiên bảo vệ niêm mạc mũi và cơ quan hô hấp của chúng ta.
  • Nếu thời tiết khô hanh, hãy đảm bảo không khí nơi bạn học tập và làm việc không quá khô. Bằng cách sử dụng quạt hơi nước hoặc bạn có thể để một chậu nước trong phòng điều hòa, sẽ giúp tăng mật độ hơi nước trong phòng hơn.

Chảy máu cam là hiện tượng hay gặp, có thể nguyên nhân do yếu tố thời tiết, dị ứng... nhưng có thể là biểu hiện của một bệnh lý. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục. Mong rằng những thông tin hữu ích đối với quý độc giả, giúp quý độc giả xử lý và phán đoán tình huống khi gặp một trường hợp có người bị chảy máu cam.

Xem thêm:

  • Những lưu ý khi bà bầu chảy máu cam
  • Theo bạn chảy máu cam có nguy hiểm không?
  • Bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì?