Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tình trạng khó tiêu

Khó tiêu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Bất kỳ ai cũng đã ít nhất một lần trải qua cảm giác khó chịu này. Khó tiêu phần lớn sẽ tự khỏi nhưng cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm. Cùng vicare tìm hiểu cụ thể hơn về chứng khó tiêu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tình trạng khó tiêu Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tình trạng khó tiêu

Khó tiêu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Bất kỳ ai cũng đã ít nhất một lần trải qua cảm giác khó chịu này. Khó tiêu phần lớn sẽ tự khỏi nhưng cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm. Cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn về chứng khó tiêu qua bài viết sau đây.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu

Khó tiêu là một dấu hiệu mà nhiều người gặp phải khi đi khám bệnh về đường tiêu hóa. Đây là dấu hiệu dạ dày bị kích thích, khó tiêu còn là hậu quả của những rối loạn chức năng vận động dạ dày và hành tá tràng. Trong 50% nguyên nhân của các trường hợp khó tiêu là do giảm khả năng co bóp, đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột ở các giai đoạn tiêu hóa lỏng và tiêu hóa đặc. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến tâm lý (căng thẳng, áp lực, buồn phiền...) cũng đóng vai trò gây ra tình trạng này. Trong một số trường hợp, khó tiêu có liên quan đến các bệnh lý của các cơ quan khác: bệnh gan, tụy, bệnh lý đường mật...

Mất cân đối về lượng thức ăn

Khó tiêu xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều hoặc ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm dễ sinh hơi khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp. Các loại thực phẩm dễ gây chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu: thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm nhiều chất xơ, món xào, món rán nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại đồ uống có gas.

Thói quen ăn uống không đúng

Khó tiêu có thể xuất hiện khi chúng ta ăn quá nhanh, nhai không kỹ thức ăn, ăn uống không đúng giờ đúng bữa, nằm ngay khi vừa ăn no, vừa ăn vừa xem phim hoặc vừa ăn vừa nói chuyện dẫn đến nuốt nhiều không khí vào dạ dày, đặc biệt là ở trẻ em. Người bị béo phì cũng thường xuyên gặp phải chứng khó tiêu sau mỗi bữa ăn.

Do các rối loạn tiêu hóa

Sự ảnh hưởng của độc tố từ các loại thức ăn, xảy ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột (vi khuẩn có hại phát triển nhiều hơn lợi khuẩn), dư acid dịch vị (acid tiêu hóa thức ăn), nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng). Cơ thể đang trong tình trạng suy nhược mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, căng thẳng dẫn đến giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động ruột. Ngoài ra, khó tiêu còn hay gặp ở người kém dung nạp lactose (loại đường có nhiều trong sữa)

Do các bệnh lý đường tiêu hóa

  • Viêm niêm mạc dạ dày
  • Bệnh loét dạ dày-tá tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ung thư dạ dày.
  • Bệnh tuyến tụy làm giảm tiết các men tụy.
  • Bệnh sỏi mật, bệnh viêm gan gây suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và các enzym tiêu hóa.

Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh cũng gây tác dụng phụ đầy bụng khó tiêu (thuốc tránh thai, kháng sinh thuốc tuyến giáp, kháng viêm corticoid, kháng viêm NSAIDS...)

vicare.vn-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-chua-tinh-trang-kho-tieu-body-1

Biểu hiện của chứng khó tiêu

  • Bình thường sau khi ăn khoảng 30 phút, đa số chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi, dạ dày đẩy bớt thức ăn xuống ruột và giảm cảm giác no. Tuy nhiên, với người mắc chứng đầy hơi, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại. Khó tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc theo từng đợt trong một vài ngày. Thường gặp nhất là khó tiêu sau bữa ăn hoặc trong khi ăn, đặc biệt là sau khi uống rượu, bia, ăn thức ăn có nhiều chất béo, đường, sữa hoặc thức ăn cay nóng, nhiều gia vị kích thích như ớt, tiêu...
  • Khó tiêu có biểu hiện nóng vùng thượng vị (vùng bụng phía trên rốn và dưới xương ức) hoặc bụng quặn đau thành cơn. Người bệnh có cảm giác khó chịu, đầy tức vùng thượng vị sau khi ăn và sẽ giảm bớt khi bệnh nhân đánh trung tiện hoặc đi đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, khi bị khó tiêu còn có thể đi kèm các cảm giác buồn nôn, nôn vào buổi sáng, cảm giác óc ách như bụng chứa đầy nước, đầy hơi khó chịu, thở phì phò, thậm chí tiêu chảy hoặc táo bón.

Nếu khó tiêu là do ăn uống thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bệnh sẽ tự khỏi khi thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Nếu khó tiêu diễn ra thường xuyên và kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thì lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, cần khám và điều trị sớm.

Khi bị khó tiêu phải làm sao?

Điều trị triệu chứng khó tiêu

  • Đây không phải là một bệnh lý do đó để giảm bớt khó tiêu thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng thẳng lên triệu chứng này bên cạnh việc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân chính gây khó tiêu (nếu có).
  • Người bệnh có đau vùng thượng vị nhiều thường sử dụng có loại thuốc trung hòa acid trong dịch dạ dày để giảm đau hoặc dùng thuốc kháng tiết acid ngắn ngày (thường do bác sĩ chỉ định).
  • Với những người có cảm giác ậm ạch, nặng bụng nhiều cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Ăn chia nhỏ nhiều bữa và giảm lượng chất béo trong thức ăn, không được uống rượu. Nếu không hiệu quả mới dùng đến các thuốc điều hòa vận động dạ dày, làm tăng khả năng co bóp dạ dày, tăng trương lực cơ thắt thực quản (không để thức ăn tồn đọng ở dạ dày trào ngược lên) và phối hợp các thuốc hấp thụ hơi thừa trong ruột để giảm bớt cảm giác ậm ạch chướng bụng (than hoạt, dimethicone...).
  • Khi có cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều, bác sĩ có thể cho dùng thuốc sulpiride để cải thiện đáng kể triệu chứng này.
vicare.vn-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-chua-tinh-trang-kho-tieu-body-2

Điều trị không dùng thuốc

  • Thay đổi thói quen ăn uống: ăn đúng giờ đúng bữa, nên ăn chậm nhai kỹ, lựa chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Thêm sữa chua vào chế độ ăn vì đây là thực phẩm rất tốt cho đường ruột và có chứa các lợi khuẩn tiêu hóa. Có thể uống một chút rượu táo tự nhiên hoặc chút rượu vang trắng sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế thức ăn chiên rán, đồ ủ lên men, thức ăn nhiều tinh bột và chất xơ, không sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, các gia vị nóng: mù tạt, ớt, hạt tiêu...
  • Khi bị khó tiêu hãy xoa nhẹ nhàng vùng bụng bị đau theo chiều kim đồng hồ, vòng tròn từ phải sang trái và từ trên xuống dưới, có thể bôi chút dầu nóng khi thoa. Uống một cốc nước chanh gừng theo từng ngụm nhỏ(nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng) hoặc trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: thường xuyên vận động, chơi thể thao nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn, nghe nhạc, đi bộ... giúp cho tinh thần luôn luôn thoải mái, giải tỏa căng thẳng, từ đó hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày giúp thư giãn và nạp lại năng lượng cho cơ thể.
  • Hạn chế dùng thuốc: không nên chỉ lệ thuộc vào thuốc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc dùng để điều trị bệnh đang mắc gây tác dụng phụ khó tiêu, đầy bụng để tìm cách khắc phục tối ưu. Tuân thủ chế độ điều trị những bệnh lý nguyên nhân dẫn đến khó tiêu để chấm dứt triệt để triệu chứng này.

Xem thêm:

  • Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
  • Đầy bụng khó tiêu và 3 cách chữa nhanh tại nhà cực kỳ hiệu quả