Nguy cơ tử vong nhanh của bệnh viêm màng não mô cầu

Những năm gần đây, bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu gây ra liên tục được ghi nhận ở nhiều địa phương trên cả nước, xảy ra chủ yếu ở trẻ em và rất dễ dàng lây lan xung quanh. Thực trạng này khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng và thắc mắc thường gặp là bệnh viêm màng não mô cầu là gì, nguy hiểm như thế nào?

Nguy cơ tử vong nhanh của bệnh viêm màng não mô cầu Nguy cơ tử vong nhanh của bệnh viêm màng não mô cầu

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin cơ bản.

Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?

Viêm màng não mô cầu là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides gây nên.

Viêm màng não rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong khoảng thời gian rất ngắn sau vài giờ. Thông thường bệnh nhân khi chữa khỏi đều có thể gây ra các thương tật vĩnh viễn ở bệnh nhân như tổn thương não, mất thính lực, học tập kém... Theo các thống kê hiện nay, bệnh có nguy cơ tử vong từ 5% đến 15%.

vicare.vn-nguy-co-tu-vong-nhanh-cua-benh-viem-mang-nao-mo-cau-body-1

Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu

Ở mỗi đối tượng, bênh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đối với người lớn, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu thường gặp của bệnh là:

  • Người cảm giác mệt mỏi, đột ngột sốt cao.
  • Có cảm giác đau họng, ho khan.
  • Cứng cổ, nhức đầu dữ dội.
  • Buồn nôn và nôn ói.
  • Người bệnh thường buồn ngủ, khó đánh thức và hay thay đổi tâm tính, rối loạn ý thức, kích thích vật vã.
  • Xuất hiện những vết phát ban đỏ, tía, chấm xuất huyết ở dưới da cũng là dấu hiệu rất quan trọng để sớm nhận biết bệnh này. Nếu những vết này không mất khi bạn ấn vào đó thì có thể là dấu hiệu của những độc máu cần đi cấp cứu gấp.

Ở trẻ nhỏ bị viêm màng não mô cầu còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Khóc dai dẳng, dễ kích thích, thở nhanh, nhịp thở gấp, tay chân lạnh, co giật, da xanh xao hoặc tái mét...

Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hai nhóm tuổi thường dễ bị nhiễm là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên 14 - 20 tuổi. Vì lây qua đường hô hấp nên khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh là rất lớn, đồng thời bệnh có nguy cơ phát triển thành ổ dịch nếu không có biện pháp khống chế kịp thời.

Thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, thường từ 3-4 ngày. Người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu như chia sẻ ở trên, nhiều người chủ quan vì biểu hiện ban đầu của bệnh thường giống bệnh viêm họng cấp tính.

Nhưng ở trường hợp bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp thì cũng có 5-10% người bệnh tử vong, và thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Có khoảng 10-15% trường hợp viêm màng não mô cầu là qua khỏi nhưng vẫn phải chịu biến chứng có thể gây tổn thương não, tâm thần, điếc, liệt, động kinh hoặc khuyết tật học tập. Xác suất xảy ra thường từ 10-20% những người sống sót.

vicare.vn-nguy-co-tu-vong-nhanh-cua-benh-viem-mang-nao-mo-cau-body-2

Bệnh viêm màng não mô cầu cũng có khả năng gây nhiễm trùng huyết. Người bệnh sẽ có tình trạng sốt cao đột ngột, ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn mửa, đau khớp, đau cơ nhiều ở sống lưng và hai chân. Bệnh nhân thở nhanh, mạch đập nhanh và có thể có huyết áp thấp. Khoảng 75% trường hợp sẽ xuất hiện hoại tử ban. Tử ban có đặc điểm là màu đỏ hoặc tím thẫm, kích thước thay đổi 1-2 mm đến vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, có khi hoại tử vùng trung tâm. Vị trí tử ban phân bổ khắp người, nhiều nhất ở vùng nách, hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Nhiều lúc tử ban có dạng bóng nước (nốt phỏng) hoặc lan tràn rộng lớn như hình bản đồ.

Lúc này, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ diễn tiến theo chiều hướng nặng rất nhanh, gây ra suy tuần hoàn, suy hô hấp và có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh với các biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị mà nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Để phòng bệnh, tránh lây lan bệnh viêm màng não do não mô cầu trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
  • Chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
  • Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, xuất hiện các vết đỏ, tím bầm... cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
vicare.vn-nguy-co-tu-vong-nhanh-cua-benh-viem-mang-nao-mo-cau-body-3

Vacxin viêm màng não mô cầu

Vacxin chủng ngừa não mô cầu chứa các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các đối tượng tiêm vacxin phòng tránh được bệnh viêm màng não mô cầu lên đến 90%.

Đến thời điểm hiện tại, có 13 chủng của vi khuẩn não mô cầu được phát hiện, nhưng ở Việt Nam nguy hiểm nhất là các chủng A, B, C. Vì thế, 2 loại vacxin cần được tiêm chủng để phòng bệnh viêm màng não mô cầu là AC và BC. Nếu chúng ta chỉ tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp A ngược lại nếu chỉ tiêm phòng viêm não mô cầu AC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp B.

Liều lượng tiêm các loại vacxin như sau:

  • Vacxin Meningo AC do Pháp sản xuất chỉ định tiêm cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 3 năm, liều tiêm 0,5 ml/lần.
  • Vacxin VA – Mengoc – BC do Cu-Ba sản xuất chỉ định tiêm cho trẻ trên 3 tháng tuổi trở lên, lịch tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 2 tháng, liều tiêm 0,5 ml/lần.

Những thông tin cung cấp trên đây, phần nào đã giúp bạn đọc thấy được sự nguy hiểm của bệnh viêm màng não mô cầu. Để tránh phải đối mặt với nguy cơ, diễn biến nghiêm trọng của bệnh, các bậc phụ huynh hãy đưa con em mình đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

  • Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?
  • Tiêm phòng viêm màng não mô cầu A C
  • Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?