Nguy cơ tiềm ẩn từ rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh, phụ nữ thường mắc chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt rất khó dự đoán, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Điều may mắn là những giai đoạn bất thường sau khi sinh này là hoàn toàn bình thường và theo thời gian sẽ lấy lại được trạng thái cân bằng.

Nguy cơ tiềm ẩn từ rối loạn kinh nguyệt sau sinh Nguy cơ tiềm ẩn từ rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh, phụ nữ thường mắc chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt rất khó dự đoán, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Điều may mắn là những giai đoạn bất thường sau khi sinh này là hoàn toàn bình thường và theo thời gian sẽ lấy lại được trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khoảng thời gian này ở mỗi người không giống nhau và đôi khi lại là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

1. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

  • Chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể bị ngừng lại trong vài tháng sau khi sinh. Thông thường là từ 6-8 tuần đối với phụ nữ không cho con bú, và 3-6 tháng đối với phụ nữ cho con bú.
  • Có tháng kinh nguyệt xuất hiện sớm, có lúc thì trễ kinh.
  • Số lượng máu kinh không được đều đặn như trước, lúc nhiều lúc ít.
  • Màu sắc kinh nguyệt thay đổi bất thường, chuyển từ màu đỏ tươi sang nâu hoặc máu kinh có nhiều cục huyết đen .
  • Gặp phải tình trạng khí hư có màu xanh, màu đậm, hôi
  • Đau bụng dưới, rong kinh kéo dài...

2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Thay đổi nội tiết tố:

  • Sự tăng giảm đột ngột của 2 hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân chính gây nên rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ quyết định tốc độ mà nồng độ hormon trở về trạng thái bình thường.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra lượng lớn hormone prolactin làm chậm hoạt động của tuyến yên, ức chế sản xuất estrogen, gây rối loạn kinh nguyệt.

Tâm lý căng thẳng:

  • Những áp lực trong quá trình sinh con và nuôi con, cộng với việc cơ thể của các mẹ sau sinh chưa hoàn toàn hồi phục, sức đề kháng yếu ớt khiến các mẹ gặp phải vấn đề về tâm lí căng thẳng.
  • Stress khiến cơ thể sản sinh cortisol ức chế hoạt động vùng dưới đồi sản sinh hormone, gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Bị bệnh phụ khoa:

  • Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường thì tỉ lệ bị nhiễm trùng hậu sản, mắc các bệnh phụ khoa là vô cùng lớn nếu không được chăm sóc hợp lý.
  • Các tác nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa là nấm, vi khuẩn, virus... sẽ xâm nhập và phát triển gây nên tình trạng viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm nội mạc tử cung , viêm tắc vòi trứng, viêm ống dẫn trứng,... dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng và kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai hay 1 số loại thuốc có tác dụng phụ như thuốc điều trị động kinh, thuốc chống trầm cảm, liệu pháp thay thế hormone, thuốc điều trị ung thư, aspirin, ibuprofen . . . đều ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hormon sinh sản của cơ thể, ức chế sự rụng trứng do đó kéo theo sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt.

vicare.vn-nguy-co-tiem-tu-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-body-1

3. Những nguy hiểm tiềm ẩn từ rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu như có các biểu hiện bất thường sau đây thì các chị em phụ nữ cần cẩn thận xem xét lại

  • Nếu sau khi sinh khoảng 1 năm đối với mẹ đang cho con bú và 2 -3 tháng đối với mẹ không cho con bú, mà chu kỳ kinh vẫn chưa quay lại bình thường, mẹ rất có thể đã gặp phải một vài biến chứng như dính buồng tử cung hoặc ống cổ tử cung gây bế kinh, vô kinh sau sinh...
  • Nếu thời gian hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu nâu hoặc đen sẫm...Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, mắc các bệnh phụ khoa...
  • Nếu mẹ thưa kinh, 2-3 tháng một lần hoặc thậm chí từ 1-2 lần/năm là dấu hiệu của những bất thường ở buồng trứng như suy yếu buồng trứng (thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh) hay đa nang buồng trứng.
  • Nếu mẹ bị mất kinh hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng...

4. Cần làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sử dụng biện pháp tránh thai hợp lý.

Một số biện pháp tránh thai đơn giản, an toàn, ít ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà mẹ có thể áp dụng như đặt vòng, sử dụng bao cao su...

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ hợp lý.

Các mẹ cần được bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đủ chất giúp cơ thể tái tạo và bổ sung năng lượng. Các mẹ có thể tham khảo 1 số gợi ý dưới đây:

  • Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, tốt cho chị em phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, các thức ăn dầu mỡ, thức ăn có chất béo bão hòa và thay thế bằng thức ăn béo có nguồn gốc tự nhiên.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, E và canxi, omega 3, kẽm như cá ngừ, trứng, cà rốt, gan, sữa,...

Ngủ đủ 8-10 tiếng/ ngày.

Một giấc ngủ ngon sẽ khiến cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời tái tạo phục hồi năng lượng cho các mẹ.

vicare.vn-nguy-co-tiem-tu-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-body-2

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất đặc biệt là trong quá trình hậu sản. Theo các chuyên gia, bạn nên vệ sinh vùng kín từ 1-2 lần mỗi ngày, giữ cho vùng kín của mình luôn khô thoáng bằng việc sử dụng các loại quần có chất liệu cotton mỏng, nhẹ và thoáng khí.

Giữ tinh thần thoải mái.

Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi bên cạnh bạn bè và gia đình sẽ giúp tâm trạng của các mẹ được cân bằng và vui vẻ hơn.

Hoạt động nhẹ nhàng.

Tích cực vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao vừa sức như yoga, thiền, đi bộ,....sẽ vừa bảo vệ sức khỏe, vừa là cách giúp chu kỳ kinh nguyệt sau sinh điều hòa hơn.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn gặp phải sự bất thường, bạn nên tới ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và phát hiện kịp thời.

Xem thêm:

  • Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Hiểu để tránh lo lắng không cần thiết
  • Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ
  • Giải mã hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ