Người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh là bị làm sao?

Như chúng ta đã biết, sốt là khi nhiệt độ cơ thể không còn giữ ở mức bình thường mà bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên ở một số người, khi bị sốt họ thường thấy người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh đến mức phải đắp chăn. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh là bị làm sao? Người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh là bị làm sao?

Như chúng ta đã biết, sốt là khi nhiệt độ cơ thể không còn giữ ở mức bình thường mà bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên ở một số người, khi bị sốt họ thường thấy người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh đến mức phải đắp chăn. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao khi bị sốt người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh?

Sốt là tình trạng nhiệt độ của cơ thể tăng lên trên 38,5 độ C nếu đo ở nách hay miệng hoặc từ 39 độ C trở lên khi đo ở lỗ tai. Có một điều mâu thuẫn là khi cơ thể bị sốt, cơ thể người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh, ở một số người có thể lạnh run đến mức phải trùm chăn. Các chuyên gia cho rằng khi sốt cơ thể người sẽ diễn ra hai quá trình: tăng sinh nhiệt và giảm mất nhiệt. Sinh nhiệt tăng khi cơ thể run rẩy và giảm mất nhiệt do co mạch. Do đó người sẽ có cảm giác lạnh.

Ngoài ra khi sốt, các chất trung gian hóa học sẽ kích thích hệ thần kinh thực vật gây ra phản xạ giãn mạch, tăng bài tiết mồ hôi tạo nên cảm giác nóng lạnh. Khi thấy cơ thể lạnh, vùng dưới đồi thuộc hệ thần kinh trung ương sẽ “hiểu nhầm” nên tác động lên nhiệt độ cơ thể cao hơn. Do đó bạn sẽ cảm giác người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh.

vicare.vn-nguoi-thi-nong-nhung-cam-thay-lanh-la-bi-lam-sao-body-1
Khi bị sốt thường xảy ra tình trạng người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh

2. Nguyên nhân dẫn đến sốt cao và gây lạnh

Sốt cao do virus

  • Đây là nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất khiến người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh. Những triệu chứng điển hình đó là chảy nước mũi, đau rát cổ họng, ho và đau xương khớp. Nếu diễn biến nặng gây tiêu chảy, ói mửa.
  • Sốt cao do virus là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tử vong, nhất là ở những người cao tuổi vào mùa lạnh.

Sốt cao do nhiễm vi khuẩn

Hiện tượng người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh có thể xảy ra do người bệnh bị vi khuẩn tấn công, một số bệnh lý thường gặp như:

  • Nhiễm trùng hệ hô hấp trên xảy ra ở vùng tai mũi họng. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm: chảy nước mũi, đau đầu, ho hoặc đau họng kèm theo sốt cao...
  • Nhiễm trùng hệ hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế quản có kèm theo các triệu chứng như ho khan hoặc ho có đàm, khó thở, đau ngực ...
  • Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bằng sốt cao kèm theo các biểu hiện tiêu chảy, nôn ói, đau bụng và đôi khi có máu trong phân trong. Trường hợp sốt cao rét run kèm theo đau tức vùng hạ vị phải có thể do viêm ruột thừa, đau vùng thượng vị phải do viêm túi mật hoặc viêm gan.

3. Cách xử trí khi gặp người bị sốt cao

  • Đặt bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo hoặc bộc lộ cơ thể để giảm nhiệt độ. Khi người thì nóng nhưng cảm thấy lạnh tuyệt đối không được đắp chăn hay mặc nhiều quần áo để sưởi ấm vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nguy hiểm.
  • Cho bệnh nhân uống nước nhiều để bù cho lượng nước đã mất trong quá trình sốt. Lau người bằng nước ấm vừa phải, không được lau bằng nước nóng hay nước lạnh vì không những không hiệu quả mà còn làm sốt nặng hơn.
vicare.vn-nguoi-thi-nong-nhung-cam-thay-lanh-la-bi-lam-sao-body-2
Lau người bằng nước ấm khi bệnh nhân bị sốt
  • Cho người bệnh ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp,.. Bổ sung các loại trái cây giàu Vitamin C như cam, chanh, quýt,.. để bổ sung vitamin và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Việc làm không thể thiếu khi bị sốt đó là sử dụng thuốc hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là paracetamol, liều 10 đến 15 mg/kg/lần, có thể dùng mỗi 4 đến 6 giờ một lần, không được sử dụng quá liều vì có thể gây tổn thương gan, suy gan. Có thể dùng bằng đường uống hoặc nhét hậu môn.
  • Trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 39 độ C không có khả năng hạ sốt, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
  • Đối với trẻ em, khi bị sốt cao trên 39 độ, cần hạ sốt tại chỗ kịp thời hoặc đưa đến cơ sở ý tế gần nhất. Đặc biệt lưu ý đối với những trẻ có tiền sử co giật, khi có hiện tượng sốt cần sử dụng thuốc hạ sốt bằng phương pháp đặt hậu môn để có hiệu quả nhanh chóng.
  • Trong trường hợp trẻ bị co giật, bố mẹ cần bình tĩnh bế trẻ nằm nghiêng, không được gập đầu trẻ vì thở không được. Không vuốt ngực hay vỗ rung khi bé nghiến răng, khi qua cơn đó thì cằm sẽ mềm ra thì lập tức dùng một miếng vải hay chiếc khăn tay chèn vào phòng cơn sau rồi nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè
  • Những lưu ý chăm sóc trẻ khi bị sốt virus mẹ cần biết
  • Sốt co giật ở trẻ em