Người Nhật giáo dục nhân cách cho con như thế nào?

Trẻ em Nhật Bản rất chăm chỉ học tập,có khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép, luôn luôn tôn trọng bề trên. Đó là sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ của mỗi bậc cha mẹ ở đất nước mặt trời mọc. Vậy người Nhật giáo dục nhân cách cho con như thế nào?

Người Nhật giáo dục nhân cách cho con như thế nào? Người Nhật giáo dục nhân cách cho con như thế nào?

Trẻ em Nhật Bản rất chăm chỉ học tập,có khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép, luôn luôn tôn trọng bề trên. Đó là sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ của mỗi bậc cha mẹ ở đất nước mặt trời mọc. Vậy người Nhật giáo dục nhân cách cho con như thế nào?

Chú trọng đọc chuyện cổ tích có bé nghe

Cũng như các bậc cha mẹ khác các bà mẹ Nhật Bản thường giáo dục nhân cách con thông qua kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật đã tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu, là nền tảng và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Cũng trong chính những câu truyện ấy bé được giáo dục nhân cách và trở nên sáng suốt hơn trong hành động cũng như cách cư xử hàng ngày.

Cuộc sống trong thần thoại và cổ tích Nhật Bản cũng đầy màu sắc và các nhân vật tốt bụng luôn được sống cuộc sống hạnh phúc.
vicare.vn-nguoi-nhat-giao-duc-nhan-cach-cho-con-nhu-the-nao-body-1

Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi chê trách các bé với những câu nói dễ gây tổn thương như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con, họ hiểu rằng giáo dục nhân cách cho con với những câu nói như vậy dễ làm cho con cảm thấy buồn và sinh ra chứng tự ti.

Phần lớn trường hợp khi ta dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ phủ nhận điều đó.

Khen con, khen trong những hành vi và trường hợp cụ thể sẽ khiến cho bé phát huy nhân cách tốt của mình. Không chỉ là khen trẻ mà những bậc cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như khi trẻ có thể tự mặc quần áo ngủ hay tự đi giày. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng để có thể làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi, cũng tự thỏa mãn được bản thân mình khi làm được việc. Tuy nhiên nếu liên tục khen trẻ trẻ dễ bị tự phụ, vì vậy không nên khen hành động đó nhiều lần.

Hạn chế xem TV

Ngoài việc xem TV rất tốn thời gian ra trẻ có thể bị nghiện nếu xem quá nhiều. Các bậc cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều trong ngày thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp lên đến tận 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước phần tạo ra năng lực suy nghĩ trên cơ thể con người.
vicare.vn-nguoi-nhat-giao-duc-nhan-cach-cho-con-nhu-the-nao-body-2

Ngoài ra các chương trình TV có ảnh hưởng xấu đến cách suy nghĩ cũng như giáo dục nhân cách của bé theo chiều hướng xấu. Ở Nhật, các chương trình TV hầu như chỉ dành cho trẻ vị thành niên và người lớn, rất ít các chương trình tập trung vào đối tượng trẻ em. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã cảnh báo rằng sự tích tụ từ sóng phát ra từ TV trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh ung thư máu (máu trắng) cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ đang có xu hướng tăng lên trong xã hội Nhật.

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Kiên nhẫn và lặp lại là yếu tố quan trọng trong giáo dục nhân cách cho trẻ của các bậc cha mẹ Nhật bản. Khác với nhiều bậc cha mẹ ở đất nước khác có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, hay làm những điều ngốc nghếch liên tục. Tuy nhiên cha mẹ Nhật Bản lại rất kiên nhẫn, họ sẽ chỉ bảo và lặp lại điều đó ngay cả khi bé đã hỏi cả hàng trăm lần. Và họ cũng dành rất nhiều thời gian để giải thích cho con những điều dù là nhỏ bé nhất.