Người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì?

Thời tiết nắng nóng của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những bệnh nhân bị vẩy nến. Ánh sáng mặt trời giúp cho bệnh nhân vẩy nến hạn chế tình trạng da khô và bong tróc. Mùa hè cũng là thời điểm nhiều người thích đến bãi biển hoặc hồ bơi. Vậy người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì?

Người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì? Người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì?

Thời tiết nắng nóng của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những bệnh nhân bị vẩy nến. Ánh sáng mặt trời giúp cho bệnh nhân vẩy nến hạn chế tình trạng da khô và bong tróc. Mùa hè cũng là thời điểm nhiều người thích đến bãi biển hoặc hồ bơi. Vậy người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì?

Người mắc bệnh vẩy nến cần lưu ý những gì?

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến một cách hiệu quả trong mùa hè. Kiểm soát liều của ánh sáng mặt trời có lợi ích tương tự như liệu pháp ánh sáng. Cần thực hiện quy chuẩn trong việc sử dụng ánh sáng mặt trời.

  • Tắm nắng trong khoảng năm phút mỗi ngày và dần dần tăng thời gian lên 15 phút. Các bạn nên bôi kem chống nắng lên tất cả các bộ phận của cơ thể trừ mảng da bị vẩy nến.
  • Bắt cháy nắng có thể làm tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng, vì vậy chỉ nên tắm nắng trong 15 phút.
  • Nếu các bạn đang đi trong ánh nắng mặt trời dài hơn 15 phút, cần bôi kem chống nắng cho cả các mảng da bị vẩy nến, tuy nhiên cần chú ý lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp cho làn da nhạy cảm bởi chúng ít có khả năng kích thích bệnh vẩy nến.

Tránh khô da và đổ mồ hôi

Nhiệt độ cao và mồ hôi có thể khiến cho bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn. Điều hòa nhiệt độ để có thể giúp bạn đổ mồ hôi, nhưng nó cũng có xu hướng khiến bạn bị khô da. Nếu bạn dành nhiều thời gian trong điều hòa không khí, dưỡng ẩm một lần hoặc hai lần một ngày với kem nặng hoặc thuốc mỡ.

Ngăn chặn côn trùng cắn

Muỗi và các côn trùng cắn khác có thể làm nặng thêm bệnh vẩy nến. Vì vậy, ngoài việc tránh côn trùng cắn, bệnh nhân cần mặc áo dài tay với quần dài hoặc sử dụng các sản phẩm phòng ngừa muỗi cắn hoặc các kem bôi. Những vấn đề này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Da liễu.

Đi bơi

Bơi lội đặc biệt là trong nước muối, tróc ra khỏi da chết và cải thiện sự xuất hiện của bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, cả hai loại nước muối và nước được khử trùng bằng Clo có thể làm làn da khô. Sau khi bơi, bạn hãy rửa sạch da và bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng.

vicare.vn-nguoi-mac-benh-vay-nen-khi-di-boi-can-luu-y-nhung-gi-body-1

Lời khuyên cho những người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi

Bơi ở hồ nước mặn

Bể bơi ngày càng phổ biến tại các câu lạc bộ sức khỏe và chính tại các hộ gia đình. Nếu bơi trong hồ bơi truyền thống có nhiều Clo, các bệnh nhân vảy nến có thể bị tăng kích ứng da và khô da. Nếu tắm ở những hồ nước mặn, người bệnh sẽ ít gặp nguy cơ vảy nến bùng phát sau khi đi bơi.

Đi bơi ở biển

Trong khi hồ nước mặn được đánh giá cao trong việc có tác động tích cực với những người bị vảy nến hơn những hồ nước nhiều clo, thì nguồn nước muối tự nhiên từ biển mang lại nhiều lợi ích hơn.

Thoa kem dưỡng và bảo vệ da trước khi bơi

Dù tắm ở nguồn nước nào, người bị vảy nến đều cần bôi những loại kem dưỡng hoặc kem bảo vệ da lên vùng vẩy nến hoặc những chỗ bị thương. Việc này vô cùng quan trọng đối với những người bơi trong bể bơi nhiều Clo. Người bệnh có thể sử dụng các loại dầu khoáng như Vaseline để bảo vệ da của mình.

Tắm lại bằng nước sạch sau khi bơi

Điều quan trọng đối với bệnh nhân vảy nến là phải tắm lại sau khi bơi để da có thể phục hồi tốt nhất mà không bị bùng phát bệnh. Nếu chưa kịp tắm đầy đủ bằng xà phòng, sữa tắm thì người bệnh vảy nến nên tắm lại với nước sạch. Việc này có tác dụng tốt nhất với người bơi trong hồ bơi truyền thống.

Dùng dầu gội và xà phòng giúp loại bỏ Clo

Một số loại dầu gội và xà phòng có thể giúp loại bỏ Clo cũng như những hóa chất khác khỏi da sau khi bơi. Lựa chọn những sản phẩm này hữu ích đối với quá trình bảo vệ da của người bệnh. Nếu không mua được những sản phẩm này, người bệnh không nên sử dụng các loại hóa chất có khả năng tẩy rửa cao hoặc nhiều hương thơm.

vicare.vn-nguoi-mac-benh-vay-nen-khi-di-boi-can-luu-y-nhung-gi-body-2

Thoa kem dưỡng da sau khi tắm

Những loại sữa dưỡng thể giúp giữ ẩm cho da và chúng có thể hòa tan vào nước khi bạn bơi ở bất kì nguồn nước nào. Do đó, sau khi tắm lại bằng nước sạch, người bệnh vẫn nên bôi kem dưỡng da ngay. Da còn ẩm sẽ giúp kem thẩm thấu vào sâu bên trong tốt hơn là da khô.

Thoa kem chống nắng trước khi bơi ngoài trời

Kem chống nắng giúp ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da. Chính vì lẽ đó, khi bơi ngoài trời cần bôi kem chống nắng để tránh tổn thương da. Người bệnh vẩy nến chỉ nên dùng kem chống nắng có khả năng chống nước và chỉ số SPF tối thiểu 30. Thoa kem trước khi ra ngoài trời 15 phút.

Không nên bơi quá lâu

Bơi lội nhẹ nhàng mang tác dụng hữu ích cho bệnh nhân vẩy nến, nhất là bơi trong nước muối. Tuy nhiên, nếu bơi quá lâu, tình trạng vẩy nến sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Những nguy cơ về bệnh vẩy nến tăng cao khi người bệnh ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng đã được xử lý hóa học. Người bệnh chỉ nên dành thời gian ngâm mình trong nước khoảng 15 phút hoặc ít hơn thời gian này.

Tóm lại, nếu làm theo những lời khuyên phía trên đối với người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi cần lưu ý những gì, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để đối phó với bệnh vẩy nến
  • 5 công thức thiên nhiên giúp điều trị bệnh vẩy nến
  • Làm sao để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến?