Người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không và phải kiêng những gì?
Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến với mục tiêu tấn công hàng đầu là trẻ em. Khi chứng bệnh này càng phát triển càng có nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh vẫn đề như thủy đậu là do nguyên nhân gì, có tái phát lại không, cần uống thuốc gì để hết bệnh và có rất nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng bệnh thủy đậu có được tắm không và phải kiêng những gì.
Người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không và phải kiêng những gì?
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, phỏng dạ do virus Varicella Zoster lây nhiễm từ người này qua người khác. Thực sự đây là một căn bệnh lành tính nếu nó chưa phát triển thành biến chứng mà hầu như đứa trẻ nào cũng mắc phải. Con đường để lây nhiễm bệnh có thể là do tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc qua đường hô hấp.
Thủy đậu khi còn ở cấp độ lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều mà chủ yếu là vấn đề thẩm mĩ do sự xuất hiện của hàng trăm nốt phát ban và mụn nước khắp cơ thể gây ngứa, dát và ửng đỏ, nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Nhưng trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng lại là nỗi ám ảnh với sức khỏe và cả tính mạng: viêm phổi, viêm da, thủy đậu xuất huyết và các bệnh về thần kinh.
Theo quan điểm dân gian truyền lại người bị mắc thủy đậu phả kiêng gió và kiêng nước nếu không sẽ để lại biến chứng. Nhiều người rất tin vào lời khuyên này và bắt con em mình không được tắm và nằm quạt trong suốt quá trình bị bệnh. Vậy, người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không và phải kiêng những gì?2. Bị mắc bệnh thủy đậu có được tắm không?
Giữa mùa hè nóng bức, mồ hôi tiết ra nhiều do nóng bức chảy xuống các mụn nước, nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét viêm da bội nhiễm
Để thủy đậu lành hẳn nhanh chóng trong vòng 1-2 tuần, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ nhưng không lấy tay hoặc khăn mặt chà sát vào mụn nước khiến chúng vỡ ra và nhiễm trùng kèm theo tắm bằng nước sạch và ấm. Đồng thời bật quạt để tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ tránh cho ruồi muỗi bâu vào vết thương nhưng lưu ý không nằm quạt quá mạnh dễ bị cảm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên, cắt móng tay, không gãi vào vết thương làm vỡ mụn, lở loét, mặc quần áo rộng rãi để không cọ xát vào vết thương.
Như vậy, Câu trả lời phù hợp nhất cho nghi vấn bệnh thủy đậu có được tắm không đã được làm sáng tỏ, người bệnh hoàn toàn không phải kiêng nước mà thay vào đó tắm rửa thường xuyên để làm sạch mụn nước đồng thời nằm quạt giúp vết thương lành lặn mà không bị nhiễm trùng.
3. Bệnh thủy đậu kiêng những gì?
Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu
Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, các phụ huynh nên tìm cách ngăn trẻ gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra các mẹ nên cắt hết móng tay của trẻ, giữ cho da của các bé luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Vì những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.
Cách ly trẻ với chốn đông người
Thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vậy nên, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), tốt nhất nên cho trẻ tránh xa những chỗ đông người.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân
Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên để riêng những đồ dùng cá nhân của trẻ, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,...Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của bé cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi.
Kiêng ăn thực phẩm có chất tanh
Trong chế độ ăn uống của trẻ thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Kiêng gió
Những người bị thủy đậu cần kiêng nước và gió, là bởi vì như vậy để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, phụ huynh chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ sạch. Và lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, cha mẹ nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người cho trẻ.
Xem thêm:
- Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?
- Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào cho đúng cách