Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Vi rút kí sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), hiện nay bệnh tay chân miệng không chỉ có ở trẻ nhỏ, mà người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.

Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không? Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Người lớn không thể bị mắc bệnh tay chân miệng, đây là bệnh chỉ có ở trẻ em. Sự thực có phải như vậy không?

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Vi rút kí sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), hiện nay bệnh tay chân miệng không chỉ có ở trẻ nhỏ, mà người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.

1. Bệnh tay chân miệng: Người lớn đừng chủ quan

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây lan qua đường tiêu hóa, đường thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, nốt phỏng bị vỡ của người bệnh. Tác nhân gây bệnh là vi rút Cosackievirus A (thường gặp A16), Coxsackievirus B; Echovirus; Enterovirus (thường gặp E70, E68 hoặc CV-B2 các virus này thuộc họ Picornaviridae.

Theo ông Trần Thanh Dương - phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay dịch bệnh tay chân miệng có dấu hiệu lây lan và bùng phát trên cả người lớn, một số tỉnh của Việt Nam như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc,...đã ghi nhận những ca người lớn đầu tiên mắc bệnh tay chân miệng.

vicare.vn-nguoi-lon-co-the-mac-benh-tay-chan-mieng-khong-body-1
Người lớn cũng có thể bị tay chân miệng nếu không có biện pháp phòng ngừa

Đáng chú ý, bệnh có vẻ như chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, do hệ đề kháng yếu chưa hoàn chỉnh, thì nay xuất hiện trên cả người trưởng thành. Đối tượng này nếu mắc bệnh thì nguy hiểm hơn trẻ nhỏ, thường xảy ra đối với người nhà đang chăm sóc trực tiếp trẻ nhỏ bị tay chân miệng, hoặc người có hệ miễn dịch yếu, vi-rút dễ xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể gây thêm một số bệnh khác.

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng ngừa mà chỉ có thể điều trị triệu chứng và điều trị tích cực biến chứng. Nên người lớn không được chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng thích hợp.

2. Làm sao để nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn?

Cũng giống như trẻ em, ở người lớn sau khi lây nhiễm virut khoảng 3 ngày sẽ có những biểu hiện như sốt, đau họng, chán ăn,... Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng thường gặp tiếp theo là những mụn nước nhỏ như hạt đỗ, xuất hiện trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, lan dần lên cánh tay, đùi và mông. Thông thường, người lớn mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

vicare.vn-nguoi-lon-co-the-mac-benh-tay-chan-mieng-khong-body-2

Đôi lúc, người bệnh không có những nốt mụn nước mà chỉ phát ban đỏ, khiến bệnh nhân nhầm lẫn với thủy đậu.

Tuy nhiên, nếu sức đề kháng cơ thể yếu, bệnh dễ tiến triển nặng hơn, điển hình là xuất hiện các tổn thương ở da và niêm mạc. Các nốt phỏng ở miệng dễ bị vỡ ra thành vết loét, dễ bị bội nhiễm có mủ, xung quanh miệng dày đặc các ban đỏ.

Ở người lớn cũng như trẻ em, bệnh tay chân miệng dễ để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tim, viêm phổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.

3. Nên xử lý và phòng bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào?

Trường hợp người lớn bị nhiễm tay chân miệng thường là người thân đang tiếp xúc, chăm sóc trực tiếp cho trẻ nhỏ trong nhà bị tay chân miệng. Vì vậy, cần theo dõi, để ý tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên để kịp thời phát hiện xử lý, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Vi rút kí sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) khuyến cáo cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ nên có công tác chủ động phòng tránh:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi-họng, nước bọt, nốt mụn của trẻ bệnh.
  • Không dùng chung vật dụng, đồ ăn, uống, không bón, mớm,... thức ăn cho trẻ.
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh. Rửa tay khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
vicare.vn-nguoi-lon-co-the-mac-benh-tay-chan-mieng-khong-body-3
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh bệnh tay chân miệng
  • Vệ sinh môi trường xung quanh: Thường xuyên lau chùi dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là các đồ dùng, vị trí mà trẻ bệnh hay cầm nắm, chơi, vịn vào như: cầu thang, lan can, bàn ghế...
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng việc ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung Vitamin C,...

Xem thêm:

Chân tay miệng điều trị bao lâu thì khỏi?

Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà

Bà bầu mắc tay chân miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Bệnh tay chân miệng khám ở đâu thì tốt?