Người lớn có bị rôm sảy không? Mẹo trị rôm sảy tự nhiên

Rôm sảy là bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ con vào mùa hè. Với người lớn, nguyên nhân gây nên bệnh thường do thói quen sinh hoạt, do đặc thù của môi trường làm việc. Rôm sảy có thể chữa bằng phương pháp dân gian mà không cần sử dụng thuốc như: tắm nước lá dâu tây, tắm nước gừng, uống sắn dây,...

Người lớn có bị rôm sảy không? Mẹo trị rôm sảy tự nhiên Người lớn có bị rôm sảy không? Mẹo trị rôm sảy tự nhiên

Người lớn có bị rôm sảy không?

Giống như trẻ con, người lớn cũng thường bị rôm sảy vào mùa hè. Việt Nam thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới nên mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều, mùa hè thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Trong điều kiện này, tuyến ngoại tiết sẽ bài tiết mồ hôi ra bề mặt da để làm mát cơ thể và bốc hơi. Nhưng vì một lý do nào đó, chúng bị tắt nghẽn, mồ hôi và bụi bẩn sẽ bị giữ lại dưới da gây nên tình trạng rôm sảy. Ngoài ra, những nguyên chính gây nên rôm sảy còn do:

  • Do đặc thù công việc, phải làm việc chân tay, nặng nhọc như thợ xây, thợ mỏ; làm việc trong môi trường thường phải tiếp xúc với khói, lửa như đầu bếp, làm việc ở lò làm bánh khiến mồ hôi ra nhiều.
  • Uống không đủ nước khiến gan, thận không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể. chất độc tích tụ và hình thành nên rôm sảy.
  • Nằm nhiều khiến lưng bị bí, nóng cũng có thể gây rôm sảy.
  • Một số người khác bị rôm sảy do gặp phải tác dụng phụ của thuốc, dị ứng với sữa tắm, xà phòng.
  • Sử dụng bia, rượu, đồ ăn cay, nóng nhiều.

Đặc điểm nhận biết rôm sảy chính là các nốt mụn nước, mẩn thường tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, đôi khi có các mụn nước rải rác toàn thân. Đối với người lớn, rôm sảy thường xuất hiện ở khu vực sau lưng, hai bên thắt lưng, mặt ngoài cánh tay, cẳng tay, mặt trước đùi, cẳng chân. Người bị bệnh thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở khu vực này nên thường có thói quen gãi thường xuyên. Mức độ ngứa sẽ gia tăng khi sử dụng bia, rượu, đồ ăn cay nóng, khi phải làm việc ngoài trời nắng nóng hoặc khi ăn các thức ăn nóng như tôm, cua, nhộng, đồ rán, mít, vải, đồ ăn chiên rán. Thông thường ở trong các nốt mụn nước chỉ có dịch trong, nhưng nếu gãi quá nhiều sẽ gây vỡ, dẫn tới tiêm rồi gây nên mủ, mụn.

vicare.vn-nguoi-lon-co-bi-rom-say-khong-meo-tri-rom-say-tu-nhien-body-1

Cách trị rôm sảy ở người lớn tự nhiên

Khi bị rôm sảy, chúng ta nên hạn chế tình trạng ra mồ hôi của cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng rãi, hạn chế vận động, uống nhiều nước và ở trong môi trường mát mẻ. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời, bạn cần có thể thực hiện đồng thời các phương pháp dân gian chữa rôm, sảy thông qua các các thảo dược như mướp đắng, dâu tằm, gừng, sắn dây. Đây đều là những thảo dược dễ kiếm, sẵn có và có giá thành rẻ. Quan trọng hơn, tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giải độc, sát khuẩn, kháng viêm, chống viêm nhiễm của những loại thảo dược này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm biến mất các nốt rôm, sảy trên da.

- Tắm nước mướp đắng:

  • Nghiền nát 3 quả mướp đắng, vắt lấy nước và bôi lên khu vực bị rôm sảy trước khi tắm 10 phút. Sau đó tắm bằng nước sạch.
  • Nấu một nồi nước mướp đắng rồi tắm trực tiếp.

- Tắm nước dâu tằm: Chuẩn bị 2 lạng lá dâu tằm, đun sôi với một nồi nước to và tắm khi nước còn ấm.

- Gừng: Lấy nước cốt chấm lên vùng da bị viêm hoặc giã gừng tươi, đun sôi với nước để tắm hàng ngày.

- Uống nước sắn dây hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đây là cách diệt rôm, sảy từ ngay bên trong cơ thể.

- Tắm nước chanh pha loãng mỗi ngày.

vicare.vn-nguoi-lon-co-bi-rom-say-khong-meo-tri-rom-say-tu-nhien-body-2

Khi tắm bạn nhớ dùng tay kì nhẹ nhàng trên da, dùng khăn mềm để tắm, tránh trường hợp làm xước, trầy các nốt mụn, nước, mẩn có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Các phương pháp này có thể đem đến hiệu quả này ngay trong lần đầu tiên áp dụng nếu bị rôm sảy nhẹ. Nếu bị nặng hơn một chút, chúng sẽ phát huy tác dụng rõ rệt sau 3 đến 5 ngày sử dụng.

Xem thêm:

  • Mùa nắng, trẻ bị rôm sảy và hăm tã phải làm sao?
  • Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?
  • 8 loại lá tắm thông dụng giúp trị rôm sảy cực hiệu quả ở trẻ sơ sinh