Người ghép gan sống được bao lâu?
Ghép gan là phẫu thuật loại bỏ phần gan không còn hoạt động, thay vào đó là các mô gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều từ các bệnh nhân đó là: người ghép gan sống được bao lâu sau khi ghép? Người cho gan có bị ảnh hưởng sức khỏe không? Hay các lưu ý là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
Người ghép gan sống được bao lâu?
Ghép gan là phẫu thuật loại bỏ phần gan không còn hoạt động, thay vào đó là các mô gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều từ các bệnh nhân đó là: người ghép gan sống được bao lâu sau khi ghép? Người cho gan có bị ảnh hưởng sức khỏe không? Hay các lưu ý là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
1. Ghép gan là gì?
Ghép gan là phẫu thuật ghép một phần hoặc toàn bộ gan từ người này sang người khác.Phẫu thuật được thực hiện khi người nhận có lá gan đã suy giảm chức năng và nguy hiểm đến tính mạng.
Gan cho có được bằng hai cách:
- Cơ quan được lấy từ người chết não. Trong trường hợp này gan nên được lấy càng nhanh càng tốt, sau đó để vào dung dịch bảo quản, làm đông và đưa ngay đến cho bệnh nhân đang cần ghép gan để ghép. Một yêu cầu quan trọng là giữa người cho và người nhận, phải có sự tương thích giữa kích thước của gan cũng như tương đồng về nhóm máu. Để xem gan có tương thích hay không thì các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm chuyên biệt.
- Gan từ người còn sống: một mẫu gan sẽ được lấy từ người khỏe mạnh. Điều này có thể thực hiện được là do gan là cơ quan duy nhất có khả năng tái sinh và hoạt động bình thường sau khi hiến đi một phần. Cả mảnh gan được cho và mảnh gan được nhận sẽ phát triển bình thường trong một thời gian sau khi phẫu thuật. Với điều kiện là gan của người cho và người nhận phải có sự tương thích, tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu là các thành viên trong gia đình. Với người lạ hiến tặng gan thì sẽ phải làm các xét nghiệm để xem có phù hợp hay không.
2. Khi nào cần ghép gan?
- Những bệnh lý mà gan của người bệnh đã suy giảm chức năng và đang có nguy cơ đe dọa đến tính mạng như xơ gan: sự chết dần của các tế bào gan do các nguyên nhân khác nhau, đây là nguyên nhân phổ biến nhất để dẫn đến phẫu thuật ghép gan.
- Những người xơ gan do rượu không cần ghép gan. Bệnh nhân chỉ cần kiêng rượu, điều trị biến chứng là có thể duy trì lâu dài chức năng gan.
- Hầu hết các trường hợp ung thư sau đó di căn đến gan đều không thể điều trị bằng phương pháp ghép gan. Nếu thực hiện phẫu thuật ghép gan sớm trong trường hợp ung thư nguyên phát, khối u còn chưa di căn thì khả năng sống sót của bệnh nhân rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số trường hợp phát hiện là ở giai đoạn muộn, khối u đã di căn, do đó, hiếm khi ung thư gan được chữa khỏi bằng phương pháp ghép gan.
- Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định ghép gan khi tất cả các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, ghép gan vẫn là phẫu thuật được thực hiện nhiều thứ 2, chỉ sau ghép thận, với hơn 157.000 ca đã được thực hiện tại Hoa Kỳ từ năm 1988.
- Chỉ tính riêng từ năm 2015, đã có trên 7100 ca ghép gan, trong đó có trên 600 ca được thực hiện trên những người dưới 17 tuổi.
3. Người ghép gan sống được bao lâu?
Do bị tác động bởi các yếu tố phức tạp nên rất khó để đánh giá việc người ghép gan sống được bao lâu.
Sau đây là tỉ lệ sống sót trung bình được Viện quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận đưa ra cho những người đã phẫu thuật ghép gan từ một người hiến tạng đã chết não:
- 86% số bệnh nhân còn sống sau 1 năm phẫu thuật.
- 78% số bệnh nhân còn sống sau 3 năm phẫu thuật.
- 72% số bệnh nhân còn sống sau 5 năm phẫu thuật.
- 53% còn sống sau 20 năm phẫu thuật.
Qua các thông số thì chúng ta có thể thấy người ghép gan có tỉ lệ thành công và sống sót lâu dài khá cao. Cơ hội sống sót của mỗi bệnh nhân sau phẫu thuật lại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, và chính sự kết hợp của các yếu tố sau đây sẽ quyết định kết quả sau điều trị phẫu thuật ghép gan:
- Tuổi tác. Người ghép gan tuổi càng trẻ thì tỉ lệ phục hồi càng nhanh và càng cao hơn.
- Chỉ số BMI của cơ thể và các biến động lớn về trọng lượng cơ thể.
- Tình trạng sức khỏe của người ghép gan trước khi phẫu thuật là như thế nào?
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh suy gan trước khi ghép ở mức nào? Đã có gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác hay chưa? Đặc biệt là thận.
Nguyên nhân gây suy gan là gì?
- Tiền sử bệnh đã từng gặp của người được ghép gan
- Điều kiện sống của bệnh nhân như thế nào?
4. Người cho gan có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
- Đối với gan, người ta có thể cắt đi một nửa hoặc 2/3 gan thì phần còn lại vẫn có thể hoạt động bình thường.
- Thực tế cho thấy rằng, sau khi cắt một phần gan đi, thì phần còn lại sẽ tăng cường phát triển các tế bào gan để bù đắp lại lượng đã mất, từ đó cân bằng lại chức năng của gan. Điều này có nghĩa là gan có thể “ mọc” lại như cũ.
- Thời gian phục hồi thường là từ 2-4 tuần sau khi cắt, người càng trẻ thì thời gian phục hồi này càng diễn ra nhanh hơn.
5. Tác dụng phụ khi thực hiện phẫu thuật ghép gan
- Trong vài năm đầu, cơ thể người được ghép gan sẽ không ngừng thực hiện quá trình đào thải mảnh ghép.
- Chính vì nguyên nhân này mà bệnh nhân phải sử dụng thuốc để ngăn ngừa quá trình đào thải này và việc dùng thuốc sẽ mang lại các tác dụng phụ cho người được ghép gan.
- Tất cả các thuốc chống thải mảnh ghép hiện nay đều tăng khả năng nhiễm trùng cho người bệnh, mỗi loại thuốc lại có một tác dụng phụ riêng.
- Thuốc giống Cortisone có tác dụng phụ giữ nước, làm phù mặt, nguy cơ xấu về bệnh tiểu đường và loãng xương.
- Thuốc Cyclosporine (một loại thuốc ức chế miễn dịch) có thể làm tăng huyết áp và mọc lông trên cơ thể.
- Còn rất nhiều loại thuốc khác mang nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, bạn có thể nhận lời khuyên từ các bác sĩ.
Ghép gan là giải pháp tốt cho những bệnh nhân suy gan. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: người ghép gan sống được bao lâu. Tùy vào các yếu tố khác nhau mà thời gian sống sót của mỗi người sau ghép gan là khác nhau. Tuy nhiên các chỉ số sống sót vẫn được đánh giá là tốt đối với những bệnh nhân đang điều trị suy gan.
Xem thêm:
- Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghép gan thành công cho trẻ bị bệnh xơ gan
- Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh gút kèm suy gan, thận
- Suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới do mắc viêm gan B